Tạp chí kinh tế Economist của Anh đánh giá và xếp hạng 29 quốc gia lớn là thành viên OECD về sự thuận lợi của môi trường làm việc dành cho nữ giới. Nhật Bản nằm ở vị trí thứ 2 từ dưới lên trong bảng xếp hạng này.
6 giai đoạn của “công cuộc” chuyển việc ở Nhật
Top 10 gương mặt ao ước của chị em phụ nữ Nhật năm 2020
10 chỉ số xem xét xếp hạng
1. Sự khác biệt về tỷ lệ nam và nữ được học đại học
2. Chênh lệch tỷ lệ tham gia lực lượng lao động giữa nam và nữ
3. Mức lương chênh lệch giữa nam và nữ
4. Tỷ lệ nữ giới ở các vị trí quản lý
5. Tỷ lệ nữ giới trong số các giám đốc điều hành
6. Tỷ lệ nữ giới đã tham dự kỳ thi để có bằng Thạc sĩ Quản trị Kinh doanh (MBA)
7. Tỷ lệ nữ giới trong Hạ viện hoặc Quốc hội đơn viện
8. Tỷ lệ giữa chi phí chăm sóc trẻ em trên tiền lương
9. Thời gian nghỉ phép để sinh và nuôi con nhỏ có trả lương mà nữ giới có thể nhận
10. Thời gian nghỉ phép để sinh và nuôi con nhỏ có trả lương mà nam giới có thể nhận
Xếp hạng của 29 quốc gia thành viên OECD
Xếp hạng | Quốc gia |
1 | Thụy Điển |
2 | Iceland |
3 | Phần Lan |
4 | Na Uy |
5 | Pháp |
6 | Đan Mạch |
7 | Bồ Đào Nha |
8 | Bỉ |
9 | New Zealand |
10 | Ba Lan |
11 | Canada |
12 | Slovakia |
13 | Ý |
14 | Hungary |
15 | Tây Ban Nha |
16 | Úc |
17 | Áo |
18 | Mỹ |
19 | Israel |
20 | Anh |
21 | Ireland |
22 | Đức |
23 | Cộng hoà Séc |
24 | Hà Lan |
25 | Hy Lạp |
26 | Thuỵ Sỹ |
27 | Thổ Nhĩ Kỳ |
28 | Nhật Bản |
29 | Hàn Quốc |
Liệu Nhật sẽ có những hành động, chính sách nào để cải thiện tình hình này?
Các bạn trẻ Nhật Bản yêu đương như thế nào?
Theo NHK
bình luận