Cách nói chuyện, hội thoại đặc trưng của người Nhật khiến không ít người nước ngoài phải ngạc nhiên. Cùng xem 3 điểm đại diện cho nhận định trên ngay sau đây nhé!
Nội dung bài viết
Thường nói すいません
Người Nhật đôi khi sử dụng “すいません” (Sumimasen – Xin lỗi) với ý nghĩa “cảm ơn”. Người nước ngoài có vẻ thắc mắc “Tại sao bạn xin lỗi khi không làm điều gì sai?
Có thể hiểu người Nhật dùng cách nói như vậy để khiêm tốn bày tỏ lòng cảm ơn nhưng nhiều lúc có vẻ như khiêm tốn quá mức.
Sử dụng nhiều từ tượng thanh – từ tượng hình
- Ví dụ về từ tượng hình
やっぱりあつあつのラーメンは最高に美味しいね!
(Yappari atsuatsu no ramen wa saiko ni oishii ne)
Nghĩa: Mì ramen nóng hổi đúng là ngon nhỉ.
- Ví dụ về từ tượng thanh
彼は友達がふざけているのを見て、くすくす笑っている。
(Kare wa tomodachi ga fuzakete iru no wo mite, kusukusu waratte iru)
Nghĩa: Anh ấy thấy bạn mình bày trò thế là cứ cười khúc khích.
Từ tượng thanh, tượng hình là một từ rất Nhật Bản. Chúng rất hữu ích vì giúp cho câu nói giàu hình ảnh hơn. Tuy nhiên cuộc nói chuyện sẽ trở nên mơ hồ và nguy hiểm nếu sử dụng mà không hiểu rõ nghĩa của chúng ở mức độ nào.
Thường yêu cầu sự đồng ý của đối phương
Ví dụ 1:
この豚キムチが美味しいですね。
Kono buta kimuchi ga oishii desune.
Món thịt lợn xào kim chi này ngon nhỉ?
Ví dụ 2:
今日は寒いよね。
Kyo wa samui yone.
Hôm nay trời lạnh nhỉ?
Đây là câu nói thể hiện ý kiến của người nói, lại ở dạng một câu hỏi nhưng không có một lựa chọn trả lời nào khác ngoài đồng ý với ý kiến đó. Với nhiều người nước ngoài đây là điều khá đặc biệt. Nếu để ý người Nhật nói chuyện bạn sẽ thấy kiểu câu này khá phổ biến.
Tiếng Nhật đẹp và độc đáo, để hiểu được phong cách giao tiếp của người Nhật nên hiểu cả các cách nói đặc trưng này của người Nhật. Việc thấu hiểu lẫn nhau sẽ giúp mối quan hệ trở nên tốt đẹp hơn đúng không nào?
Tổng hợp LOCOBEE