Ama – những nữ thợ lặn giữ “hồn” văn hóa truyền thống

Ama (海女) là những thợ lặn nữ chuyên nghiệp, chuyên đánh bắt các loại hải sản như rong biển và động vật có vỏ. Chính xác hơn, họ là những người phụ nữ có nhiệm vụ bảo tồn, truyền đạt các kỹ năng đánh bắt lâu đời cũng như các phong tục truyền thống trong việc lặn biển không có thiết bị hỗ trợ. Vào tháng 3 năm 2017, các kĩ thuật đánh bắt cá của thợ lặn nữ ở Toba và Shima đã được chính phủ Nhật Bản chỉ định là Tài sản văn hóa phi vật thể quan trọng.

Các Ama hoạt động chủ yếu ở thành phố Shima và Toba. Vào năm 2010, số lượng các Ama là 980 người nhưng đến năm tài khóa 2015, con số này tính đến cuối năm 2014 chỉ là 755 người. Hoạt động câu cá Ama (cả đàn ông và phụ nữ tham gia) hiện được diễn ra tại 27 khu vực của 2 thành phố kể trên.

Các thợ lặn nữ Ama có khả năng chọn địa điểm đánh bắt tốt. Họ có thể phán đoán nơi lặn bằng cách nhìn vào vị trí của các đảo và núi từ thuyền, sau đó “đọc” dòng hải lưu bằng cách quan sát hướng trôi của phao. Khi ở dưới nước, Ama có thể phân biệt nơi bắt được cá bằng cách nhìn vào một phần bằng phẳng của đáy biển và những tảng đá xếp chồng tại đó. Họ cũng có thể xác định được kích thước của vỏ ốc (bao gồm cả bào ngư) để bảo tồn nguồn tài nguyên.

Khi lặn, các Ama chỉ sử dụng kính bảo hộ, bộ đồ lặn và 1 dụng cụ hình thìa gọi là nomi (chisel) để thu thập những loài động vật có vỏ như bào ngư vào túi lưới gọi là tanpo gắn vào phao.

Hoạt động đánh bắt Ama được diễn ra từ tháng 2 đến tháng 9, mặc dù các khu vực có mùa đánh cá khác nhau. Họ chủ yếu đánh bắt bào ngư, sò turban, hàu Nhật Bản, tôm hùm Ise-ebi, nhím biển, hải sâm và các loại rong biển, trong khi vẫn tích cực tham gia quản lý tài nguyên biển bằng các hoạt động thiết thực như: thả sò non về lại biển hay hạn chế đánh bắt bào ngư có kích thước nhỏ.

Khi đi câu cá hoặc ở dưới biển, họ tránh những cụm từ và hành vi nhất định. Họ thích cụm từ Itte-koukai, nghĩa là đi và quay lại. Ama cũng thích cư xử để có được may mắn trong cuộc sống hàng ngày như đi lên thuyền và xuống biển bên mạn trái.

Sau một chuyến lặn biển bắt cá, các Ama sẽ trở về nghỉ ngơi và sưởi ấm tại túp lều Ama. Trong khi ngồi quanh đống lửa, họ sẽ trao đổi về các vấn đề về lặn biển. Ngày nay, du khách có thể đến tham quan ngôi nhà Ama-san “Hachimankamando” ở Ousatsu ở thành phố Toba (tỉnh Mie) để gặp gỡ các nữ thợ lặn Ama và thưởng thức hải sản ngon.

Các Ama không chỉ là những người đánh bắt cá mà còn là Tài sản văn hóa, truyền lại văn hóa truyền thống của họ thông qua hoạt động đánh bắt cá hàng ngày. Với những giá trị đó, tỉnh Mie đang phấn đấu để đưa kỹ thuật bắt cá của Ama vào danh sách đại diện của UNESCO về Di sản văn hóa phi vật thể của nhân loại.

10 biểu tượng đại diện của đất nước Nhật Bản nhất định bạn nên biết

 

* Bài viết thuộc bản quyền của LOCOBEE. Vui lòng không sao chép hoặc sử dụng khi chưa có sự đồng ý chính thức của LOCOBEE.

Facebook