Bạn đã từng nghe về Nengajo? Đây là 1 trong những văn hoá ngày được thực hiện vào năm mới ở Nhật trong cả quan hệ cá nhân lẫn công việc. Hãy cùng tìm hiểu về văn hoá này của người Nhật nhé!
Nội dung bài viết
Sự bận rộn trong tháng 12 của người Nhật
Một ngành kinh doanh lớn
Phong tục gửi lời chúc mừng năm mới được cho là có từ thế kỷ thứ VIII ở Nhật Bản nhưng không có tài liệu nào về việc ai đã gửi lời chúc đầu tiên hoặc khi nào. Phong tục này được cho là đã phát triển từ văn hoá gửi lời chào theo mùa khi mọi người không thể đến thăm và gặp mặt trực tiếp.
Ngày nay Nengajo có vai trò tương tự như thiệp Giáng sinh ở các quốc gia khác mặc dù chúng được gửi đi với số lượng lớn hơn nhiều và thường ở dạng bưu thiếp. Trung bình, mỗi hộ gia đình sẽ nhận được khoảng 50 – 100 Nengajo. Số lượng Nengajo như vậy được sản xuất bởi Japan Post – nhà cung cấp lớn, đạt đỉnh vào năm 2003 là 4,4 tỷ và đã giảm dần khi có nhiều người tự in hoặc sử dụng các dịch vụ Internet đảm nhận công việc in ấn và gửi chúng.
Bưu điện, cửa hàng tiện lợi và cửa hàng văn phòng phẩm bắt đầu bán Nengajo vào đầu tháng 11. Các tấm thiệp thường có hình ảnh của Eto – con giáp trong năm tới. Một số khác đơn giản hơn như chỉ in lời chúc.
Thay vì giao Nengajo sớm, các bưu cục giữ và phát chúng vào sáng ngày 1 tháng 1. Theo nghi thức truyền thống của năm mới, các nhân viên tại hơn 20.000 bưu cục trên khắp nước Nhật tổ chức 1 buổi lễ trước khi đưa Nengajo đến các hộ dân địa phương.
Nengajo dạng xổ số
Nengajo của Japan Post có in 1 dãy số ở dưới cùng. Cơ hội giành được giải thưởng là một phần thú vị khác của việc nhận thẻ. Một số phần thưởng có thể là tiền điện tử để mua sắm trực tuyến, 300.000 yên tiền mặt, các mặt hàng mang tính vùng miền.
Để đảm bảo Nengajo được gửi đến người nhận vào ngày 1 tháng 1, người Nhật thường gửi Nengajo đi từ ngày 15 đến 25 tháng 12.
Có một phong tục là không gửi Nengajo cho các hộ gia đình đã có người thân qua đời trong năm. Trong trường hợp này, hộ gia đình có tang sẽ gửi Mochu hagaki vào đầu tháng 12 để người khác biết không gửi Nengajo vào dịp năm mới tới cho gia đình này.
Đa dạng các loại Nengajo
Phần đầu tiên của lời nhắn là 1 lời chúc có nghĩa là “Chúc mừng năm mới” như Akemashite omedeto gozaimasu hoặc Kinga shinnen. Phần thứ 2 được viết nhỏ hơn và thường thể hiện lòng biết ơn và mong muốn hạnh phúc sẽ đến với người nhận.
Gần đây, việc mọi người tự chuẩn bị và in thiệp tại nhà hoặc trả tiền cho cửa hàng ảnh địa phương hoặc dịch vụ trực tuyến để làm thiệp ngày càng phổ biến. Một số khác có thể chọn gửi thiệp bằng ứng dụng hoặc phương tiện truyền thông xã hội. Đồng thời, nhiều người theo chủ nghĩa truyền thống vẫn còn viết bằng bút màu hoặc thậm chí là bút lông. Trong khi cũng có những người có phá cách tạo ra bản in của riêng mình bằng cách điêu khắc lên miếng gỗ để in thiết kế lên Nengajo của họ hay những người khác trang trí bằng các tem màu.
Gửi lời chào qua email và các dịch vụ trực tuyến
Sau khi Giao thừa, nhiều người lấy điện thoại để gửi tin nhắn đầu tiên trong năm cho bạn bè.
Nengajo – nét văn hoá Nhật đang dần mai một
Khi mà người Nhật sử dụng công nghệ số ngày càng tăng, Japan Post đã phải phát triển những ý tưởng mới để đảm bảo lợi nhuận tiếp tục từ hoạt động kinh doanh Nengajo của mình. Công ty đã ra mắt 1 trang web để tải xuống hơn 1.000 mẫu gửi thiệp cho bạn bè mà người dùng không biết địa chỉ, tạo thiệp trực tuyến, kết hợp các thiết kế và ảnh. Sau đó, họ chọn những người bạn mà họ muốn gửi đến và nhập địa chỉ email hoặc ID tài khoản mạng xã hội của họ. Trang web sẽ gửi tin nhắn cho những người bạn này hỏi họ có muốn nhận Nengajo từ nhà sản xuất thiệp hay không. Nếu họ đồng ý, thiệp sẽ được giao đến nhà của họ.
Mặc dù có thể dễ dàng giữ liên lạc qua email nhưng trong thời đại mà việc nhận được những lá thư thông thường đã trở nên hiếm hoi thì thật tuyệt khi nhận được Nengajo thật đúng không nào?
7 điều kiêng kị không được làm vào ngày Tết ở Nhật
Tổng hợp LOCOBEE