Giấy được làm theo phương pháp truyền thống của Nhật Bản được gọi là giấy washi (和紙). Vì giấy washi được làm bằng tay nên rất bền và thấm hút cao, không chỉ được sử dụng cho thư pháp mà còn được sử dụng cho các đồ thủ công. Ngoài ra, giấy washi độc đáo được lưu truyền qua các thế hệ cũng như mang những đặc sắc khác nhau theo vùng miền nên đã được công nhận và yêu thích không chỉ ở Nhật mà còn trên toàn thế giới vì chất lượng và hoa văn tuyệt vời của nó.
Giấy Nhật Bản có thể được chia thành 3 loại theo nguyên liệu là Kozoshi, Mitsumatashi và Ganpishi. Dựa trên 3 loại này, các loại giấy Nhật Bản khác nhau được sản xuất tùy thuộc vào khu vực sản xuất và phương pháp sản xuất.
Nội dung bài viết
#1. Giấy Kozoshi
- Tiếng Nhật: 楮紙
Giấy Kozoshi được làm từ nguyên liệu chính là cây Chi Dương (tên tiếng Nhật là cây Kozo, thân gỗ, họ dâu tằm), có độ bền tuyệt vời và được sử dụng để làm văn thư, tranh vẽ, thư pháp,… Đây là loại giấy phổ biến nhất của Nhật Bản được sản xuất ở nhiều nơi khác nhau vì cây Chi Dương có thể được trồng ở bất cứ đâu.
Cây Chi Dương là loại cây mọc tự nhiên ở vùng núi phía Tây Nhật Bản và được trồng ở nhiều nơi khác nhau như loại cây lấy sợi. Chiều dài của sợi Chi Dương là từ 15 đến 20mm, có độ bền tuyệt vời và tạo ra thành phẩm đẹp và dẻo dai.
Các loại giấy chính thuộc loại Kozoshi là giấy Uchiyamashi, Etchu washi, Inshu washi, Ishishu washi, Awa washi, Tosa washi, Osu washi…
#2. Giấy Mitsumatashi
- Tiếng Nhật: 三椏紙
Vì giấy Mitsumatashi mỏng và có khả năng hút nước tuyệt vời nên thích hợp cho các hóa đơn, in ấn, khắc, bưu thiếp, đóng sách,…
Nguyên liệu là của loại giấy này là cây bụi giấy, tên tiếng Nhật là Mitsumata, thuộc họ Jinchoge, được trồng ở các vùng ấm áp ở Nhật Bản. Cây cao khoảng 2 mét. Nó được cho là có tên này vì nhánh được chia thành 3 phần. Chiều dài của sợi Mitsumata là 4 đến 5 mm. Nó rất mịn, có khả năng hút nước tuyệt vời và tạo ra thành phẩm có độ bóng.
Người ta cho rằng, giấy Mitsumatashi được sản xuất lần đầu tiên ở Nhật Bản vào thế kỷ 17.
#3. Giấy Ganpishi
- Tiếng Nhật: 雁皮紙
Giấy Ganpishi có khả năng chống côn trùng phá hoại và bền, nhẵn và dễ viết nên được dùng để in, khắc, vẽ tranh Nhật Bản và sao chép.
Nguyên liệu được lấy từ 1 loại cây bụi rụng lá thuộc họ Jinchoge, mọc tự nhiên ở vùng núi phía Tây Nhật Bản. Nó cao khoảng 2m, trên cành và lá có lông mượt. Vào mùa hè nó nở ra những bông hoa màu vàng hình bán cầu trên ngọn cây. Do khó trồng trọt và phải dựa vào bản địa nên sản xuất được rất ít.
Các loại giấy chủ yếu thuộc Ganpishi là Echizen washi, Najio washi, Kagaganpishi…
10 biểu tượng đại diện của đất nước Nhật Bản nhất định bạn nên biết
Shinzenshiki – Văn hoá tổ chức lễ cưới Nhật Bản
* Bài viết thuộc bản quyền của LOCOBEE. Vui lòng không sao chép hoặc sử dụng khi chưa có sự đồng ý chính thức của LOCOBEE.