400 nhà ga trở thành ga không người trực trong 20 năm qua

Theo thống kê của Bộ Đất đai, Hạ tầng, Giao thông và Du lịch Nhật Bản, số lượng nhà ga không người trực – nhà ga không có nhân viên trực cả ngày – đã tăng 10% trong khoảng 20 năm và tính đến tháng 3/2020 sẽ đạt gần 50%. Ngoài các tuyến đường sắt địa phương đang trong tình trạng kinh doanh khó khăn, các hoạt động không người sẽ chỉ được giới hạn trong một số giờ nhất định tại đô thị lớn. Nhiều người khuyết tật phàn nàn rằng họ gặp khó khăn khi lên xuống tàu vì không có nhân viên nhà ga.

 

Số liệu cụ thể

Bộ đã thống kê số lượng nhà ga và nhà ga không người trực của các công ty đường sắt vào cuối mỗi năm tài chính. Vào tháng 3/2002 khi bắt đầu thu thập dữ liệu, có 9.514 nhà ga trên toàn quốc, trong đó 4.120 là nhà ga không người trực, chiếm 43,3%. Tính đến tháng 3/2008, số lượng nhà ga không thay đổi nhiều khoảng 9.465 nhà ga nhưng số nhà ga không người trực là 4.564, chiếm 48,2% tổng số.

Xét theo tỉ lệ nhà ga không người trực theo tỉnh thành (tính đến tháng 3/2008) thì tỉ lệ cao nhất là 93,5% ở Kochi. Tiếp theo là Tokushima (81,6%) và Nagasaki (79,6%). Tỷ lệ nhà ga không người trực vượt quá 50% ở 30 tỉnh và các vùng như Hokkaido, Tohoku, Hokuriku, Chugoku, Shikoku và Kyushu đặc biệt dễ thấy. Tỷ lệ nhà ga không người trực thấp nhất ở Saitama (3,0%), Tokyo (9,9%), OsakaKanagawa (đều 16,0%). Ở Okinawa, tất cả 19 ga tàu điện một ray chạy trong tỉnh đều có người trực.

Sự gia tăng các nhà ga không người trực là do tỷ lệ sinh giảm và dân số già tăng, dân cư đổ vào các khu vực đô thị và nền tảng quản lý các tuyến đường sắt địa phương đang trở nên đặc biệt khó khăn. Các công ty thực hiện thuê ngoài để giảm chi phí quản lý hoặc để nhà ga không người trực trong thời gian nhất định. Tuy nhiên, theo đánh giá rằng việc duy trì là rất khó khăn và nhà ga không có người trực sẽ tăng lên trong tương lai.

 

Vấn đề gặp phải

Sự gia tăng nhà ga không người trực làm nảy sinh nhiều vấn đề về an toàn như tai nạn. Các công ty đường sắt thường lắp đặt 1 điện thoại liên lạc tại ga không người trực và vận hành từ xa ở 1 ga khác, hoặc sẽ cử nhân viên nếu cần thiết. Tuy nhiên nhiều người khuyết tật nói rằng việc cần liên hệ trước để được hỗ trợ sử dụng phải chăng là hành vi phân biệt kì thị. Vào tháng 9, tỉnh Oita đã có 1 vụ kiện mà nguyên đơn yêu cầu JR Kyushu phải bồi thường thiệt hại vì người sử dụng xe lăn bị hạn chế quyền tự do di chuyển do nhà ga không có người trực.

Mặc dù được phân loại là “nhà ga có người trực” trên bảng thống kê nhưng khu vực thành thị, “nhà ga không người trực theo giờ” – nhân viên chỉ có mặt vào ban ngày đang gia tăng nhằm hiệu quả hoá hoạt động. Những người khuyết tật cần hỗ trợ nói rằng họ chỉ có thể được hỗ trợ trong giờ làm việc của nhân viên nhà ga (7:30 sáng đến 7:00 tối). Nhà ga sẽ không có người trực vào buổi sáng và buổi tối, nếu muốn nhân viên giúp đỡ phải liên hệ qua điện thoại trước 3 ngày chứ không có sẵn.

 

Tỉ lệ nhà ga không người trực ở các tỉnh

Tỉ lệ nhà ga khôn người trực ở các tỉnh (tính đến thời điểm 3/2018)

[số lượng nhà ga không người trực/tổng số nhà ga]

Tổng 4564/9465 (48,2%)

An tâm cùng vé giá rẻ của JR-EAST và điểm đến gợi ý cho chuyến du lịch ngắn ngày

 

Theo asahi

Facebook