Kiểm tra thông tin chính xác nhất về bệnh truyền nhiễm do virus corona chủng mới từ các cơ quan công quyền.
Sau khi bị nhiễm virus corona chủng mới và hồi phục, liên tiếp có các trường hợp đã xác nhận tái nhiễm. Có ý kiến cho rằng các triệu chứng của cùng 1 loại virus có thể trở nên tồi tệ hơn trước khi nó giảm bớt nhưng ít nhất có 4 trường hợp ở nước ngoài được xác nhận là bị nhiễm “1 loại virus khác” dựa trên phân tích thông tin di truyền của virus. Số người bị nhiễm bệnh ở Nhật Bản đã vượt quá 110.000 người và có vẻ như dù đã từng bị bệnh và khỏi thì vẫn phải hết sức cẩn thận.
Báo cáo từ 4 quốc gia/vùng lãnh thổ
Theo bài báo về các trường hợp tái nhiễm virus corona của giáo sư Iwasaki Akiko tại Đại học Yale thì có 4 bệnh nhân gồm 3 nam, 1 nữ tuổi từ 20 đến 50 đến từ 4 quốc gia/vùng lãnh thổ là Hoa Kỳ, Hồng Kông, Bỉ và Ecuador. Sau khi các triệu chứng ban đầu được cải thiện, tiến hành xét nghiệm kiểm tra dịch mũi bằng tăm bông cho kết quả “âm tính” do không tìm thấy 1 phần thông tin di truyền của virus. Sau đó xét nghiệm lại thì cho kết quả “dương tính” vì tìm ra thông tin di truyền của virus chứng minh sự tái nhiễm. Số ngày từ lần nhiễm thứ 1 đến lần nhiễm thứ 2 là 48 đến 142 ngày.
Ở Nhật Bản cũng ghi nhận trường hợp tái nhiễm. Vào ngày 8/10, tỉnh Okinawa thông báo có 2 phụ nữ độ tuổi 20 được cho là tái nhiễm sau khi đã nhiễm bệnh 1 lần và được điều trị khỏi. Thông báo tương tự như thế này cũng được đưa ra bởi các thành phố khác. Với các trường hợp tái nhiễm ở nước ngoài đã được công bố bên báo chí, sau khi phân tích toàn bộ thông tin di truyền của virus người ta đã xác nhận rằng loại virus ở lần 1 và lần 2 là khác nhau.
Tại sao lại có hiện tượng tái nhiễm
Giáo sư Iwasaki – người am hiểu về các bệnh truyền nhiễm và khả năng miễn dịch cho biết, hoạt động miễn dịch xuất hiện trong cơ thể khi bị nhiễm lần đầu tiên có khác nhau tùy theo từng trường hợp và dường như không phải ai cũng có được khả năng ngăn ngừa bị lây nhiễm tiếp theo.
Ví dụ, trong trường hợp của 1 nam giới ở Ecuador, 1 loại protein “kháng thể” có thể tạo ra trong cơ thể để chống lại virus đã được phát hiện nhưng lại không thể ngăn chặn được sự tái nhiễm. Mặc dù người ta vẫn chưa rõ chi tiết vẫn cụ thể nhưng vì có nhiều loại kháng thể khác nhau nên có thể các kháng thể được phát hiện không có hiệu quả cao trong việc ngăn ngừa nhiễm virus. Nam giới ở Hoa Kỳ và Ecuador có các triệu chứng nghiêm trọng hơn ở lần nhiễm thứ 2 so với lần nhiễm đầu tiên như khó thở…
Như đã ghi báo cáo, ngay cả khi người bệnh đã nhiễm 1 lần thì không phải lúc nào cũng ngăn ngừa được sự tái nhiễm. Bên cạnh đó, các bệnh nhân Hồng Kông và Bỉ trong báo cáo lần này được phát hiện có đủ lượng virus để lây nhiễm cho người khác. Nếu đúng như vậy, việc nhiễm bệnh có thể lây lan xa hơn từ người tái nhiễm.
Theo giáo sư Iwasaki, việc hướng tới miễn dịch hàng loạt do lây nhiễm tự nhiên là rất nguy hiểm. Thay vào đó nên tập trung vào các biện pháp để hoàn thiện một loại vắc xin hiệu quả và tiêm cho nhiều người.
Điều tra về di chứng của người đã được chữa khỏi corona
Theo asahi
bình luận