Nhóm nghiên cứu của Đại học Osaka đã xuất bản bài viết với ước tính rằng sẽ có thêm khoảng 17.000 người mắc ung thư cổ tử cung, khoảng 4.000 người tử vong trong thời gian nhất định do ảnh hưởng từ việc nữ giới tiêm vắc xin phòng HPV – nguyên nhân chính gây ung thư cổ tử cung – giảm xuống. Do đó việc Bộ Y tế, Lao động và Phúc lợi xã hội Nhật Bản ngừng khuyến nghị chủ động tiêm chủng cần được nối lại càng sớm càng tốt.
Nguyên nhân chính gây ung thư cổ tử cung là do loại vi rút HPV đặc thù nhiễm cho các tế bào. Theo thống kê tại Nhật Bản, mỗi năm có hơn 10.000 ca mắc mới ung thư cổ tử cung và gần 3.000 ca tử vong.
Vắc xin có tác dụng ngăn ngừa nhiễm loại HPV đặc thù. Từ tháng 4 năm 2013, vắc xin này được đưa vào lịch tiêm chủng định kì của quốc gia cho trẻ em gái từ lớp 6 tiểu học đến năm nhất trung học phổ thông. Các tỉnh thành cũng tích cực kêu gọi tiêm chủng với cá nhân. Tuy nhiên, sau khi hàng loạt người dân phàn nàn về vấn đề sức khỏe thì đến tháng 6 cùng năm người ta đã ngừng khuyến nghị và chỉ để lại trong tiêm chủng định kì.
Dựa trên hiệu quả phòng chống của vắc xin được mong đợi từ các báo cáo cho đến nay và dữ liệu từ Bộ Y tế, Lao động và Phúc lợi xã hội về tỉ lệ tiêm chủng, nhóm nghiên cứu đã thực hiện ước tính về sự khác biệt khi đem so sánh với trường hợp không ngừng khuyến nghị và trường hợp số người nhiễm ung thư cổ cung cũng như tử vong do ảnh hưởng từ việc giảm tỉ lệ tiêm chủng do ngừng khuyến nghị. Theo đó, với nữ giới sinh năm 2000 – 2003 đã qua giai đoạn là đối tượng tiêm chủng với tỷ lệ tiêm chủng giảm mạnh, nếu so với trường hợp tiếp tục thực hiện tiêm vắc xin thì trong tương lai sẽ tăng khoảng 17.000 người bị ung thư cổ tử cung và khoảng 4.000 người sẽ tử vong. Nữ giới sinh năm 2003 hiện nay đang học năm thứ 2 trung học phổ thông.
Đại học thành phố Osaka thành công trong phát hiện tế bào ung thư dạ dày khó chữa từ máu
Theo nature