Sự khác biệt về loại protein có phải là 1 trong những nguyên nhân giúp châu Á có ít người nhiễm corona hơn?

Kiểm tra thông tin chính xác nhất về bệnh truyền nhiễm do virus corona chủng mới từ các cơ quan công quyền.

Nhóm nghiên cứu của Trung tâm nghiên cứu y khoa quốc tế Nhật Bản đã thực hiện tổng hợp nghiên cứu về số người bị nhiễm và tử vong do virus corona chủng mới ở các nước châu Á và châu Âu. Kết quả nghiên cứu đã xuất bản trên một tạp chí chuyên về y học phân tử di truyền.

Theo báo cáo, số người nhiễm và tử vong vì corona tính trên dân số tại Đài Loan, Hàn Quốc, Trung Quốc và Nhật Bản là khá thấp so với Bỉ, Tây Ban Nha và Vương quốc Anh. Ngoài sự khác biệt về thói quen vệ sinh như đeo khẩu trang và môi trường y tế, người ta cho rằng đặc điểm di truyền của những người sống trong từng khu vực cũng có thể liên quan.

Nhóm nghiên cứu tập trung vào mối quan hệ với loại gen của protein mang tên “ACE” có trong đường hô hấp, tim, thận… Trong số 2 loại ACE, protein “ACE2” được cho là có liên quan đến sự lây nhiễm của các tế bào corona. Mặc dù không tìm thấy mối liên hệ cụ thể nào với ACE2 nhưng người ta lại tìm thấy mối quan hệ với loại gen của protein gọi là “ACE1” có cấu trúc tương tự và liên quan đến điều hòa huyết áp.

Dựa trên các văn bản được báo cáo tại 25 quốc gia, vùng lãnh thổ cho đến hiện tại, người ta đã phân tích dữ liệu của khoảng 15.000 người và nhận thấy rằng tỷ lệ phần trăm những người có gen ACE1 II ở châu Âu rất ít còn ở châu Á thì rất nhiều. Thống kê cho thấy tỷ lệ này càng cao thì số người mắc bệnh và số người chết càng giảm.

ACE1 được cho là có tác dụng làm tăng huyết áp, gây viêm và tổn thương phổi. Giáo sư Kuba Keiji của Đại học Akita, khoa Sinh hoá chuyên nghiên cứu về mối quan hệ giữa protein này và tổn thương phổi cho biết đây là một phát hiện quan trọng. Gần đây đã có báo cáo về khả năng cải thiện tình trạng của những người nhiễm corona nhờ thuốc gọi là thuốc ức chế ACE.

Nếu bị nhiễm corona ở Nhật Bản thì chi phí điều trị là bao nhiêu?

Sự thật gây sốc về tấm che mặt qua thử nghiệm của siêu máy tính

 

Theo sciencedirect

Facebook