Kiểm tra thông tin chính xác nhất về bệnh truyền nhiễm do virus corona chủng mới từ các cơ quan công quyền.
Đầu năm 2020, Ủy ban Chuyên gia về giam giữ và trục xuất của Chính phủ Nhật Bản đã đưa ra một loạt các khuyến nghị chính sách liên quan đến việc giam giữ dài hạn công dân nước ngoài không có tư cách cư trú hợp pháp tại quốc gia này.
Luật sư Yuki Maruyama, Chủ tịch nhóm dự án điều tra vấn đề nhập cư của Ủy ban Bảo vệ Nhân quyền đã trả lời một số câu hỏi từ phía báo Mainichi Shinbun xoay quanh chủ đề trên.
7 điều cần biết về visa vĩnh trú Nhật Bản
Hỏi: Các khuyến nghị của Uỷ ban Chuyên gia ủng hộ tạo ra các biện pháp thay thế cho việc giam giữ những người nước ngoài không theo lệnh trục xuất bằng văn bản tại các trung tâm giam giữ để tránh bị giam giữ lâu dài. Đâu là vấn đề của việc này?
Đáp: Trong số những người bị giam giữ, có rất nhiều người đã nộp đơn xin công nhận người tị nạn. Một mặt, khuyến nghị của Ủy ban Chuyên gia là cấp phép đặc biệt để ở lại Nhật Bản nên được cấp thường xuyên hơn so với hiện tại là một điều đáng hoan nghênh. Tuy nhiên, các khuyến nghị cũng chứa đựng một vấn đề nghiêm trọng đó là những người từ chối bị trục xuất nên bị trừng phạt về mặt pháp lý.
Trên thực tế, có những người sinh ra hoặc lớn lên ở Nhật Bản, vì hoàn cảnh của cha mẹ mà họ không có tư cách cư trú hợp pháp và đã bị ban hành lệnh trục xuất bằng văn bản. Đối với Nhật Bản việc buộc phải trục xuất những trẻ em có cuộc sống tại Nhật, không thể nói bất kỳ ngôn ngữ nào khác ngoài tiếng Nhật với tất cả bạn bè của các em ở Nhật là việc xem nhẹ quyền trẻ em. Phạt trẻ em vì không chịu quay về quê hương của mình cũng giống như coi các em không khác gì vật đi kèm của cha mẹ.
Along The Sea – phim hợp tác về cuộc sống khó khăn của thực tập sinh người Việt tại Nhật
Hỏi: Một trong những động cơ thúc đẩy Bộ Tư pháp thành lập Ủy ban chuyên gia là để bảo vệ hệ thống nhập cư khỏi bị lạm dụng, chẳng hạn như thực tế nhiều người nước ngoài liên tục nộp đơn xin được cấp tị nạn để tránh bị trục xuất. Có phải như vậy không?
Đáp: Người nước ngoài lạm dụng hệ thống không phải là gốc rễ của vấn đề. Vấn đề chính là các cơ quan quản lý xuất nhập cảnh đang vận hành một hệ thống thiếu công bằng và minh bạch. Nhật Bản là 1 thành viên của Công ước Liên quan đến Tư cách người tị nạn, nghĩa là họ đã cam kết để nhận những người cần tị nạn và bảo vệ họ.
Năm 2018, nhóm 7 quốc gia gồm có Hoa Kỳ, Anh, Đức, Pháp, Ý và Canada và Nhật – đã nhận hơn 30% đơn xin tị nạn hoặc bảo vệ miễn phí (các biện pháp bảo vệ tương đương với quy chế tị nạn được cấp cho những người không đủ điều kiện xin tư cách tị nạn). Nhật Bản chỉ cấp tư cách này cho 0,5% số đơn xin như vậy. Thống kê từ năm 2010 đến năm 2018 cho thấy khoảng 20% những người được cấp tư cách tị nạn ở Nhật Bản và 40% trong số những người được cấp tư cách cư trú đặc biệt vì mục đích nhân đạo. Đây đều là những trường hợp mà trước đó đã bị yêu cầu bởi lệnh trục xuất bằng văn bản.
Hỏi: Liên quan đến các trung tâm giam giữ người nhập cư của Nhật Bản, những người bị giam giữ đã phản đối việc đối xử tồi tệ và bắt giam dài hạn, không ít người đã tuyệt thực. Vào tháng 6 năm 2019, một tù nhân người Nigeria đã chết vì đói. Quan điểm về thực tế này là như thế nào?
Đáp: Với tỷ lệ sinh thấp và xã hội già hóa như Nhật, người nước ngoài rất có giá trị với tư cách là nguồn lao động. Nếu Nhật Bản tiếp tục nghĩ mình là một siêu cường kinh tế, coi người nước ngoài là tội phạm tiềm tàng có thể gây rối trật tự công cộng và xây dựng chính sách coi thường nền tảng cuộc sống cơ bản của họ, điều đó có thể là nguy cơ làm mất lòng tin của các quốc gia khác.
Lý do có rất nhiều người bị giam giữ tại các cơ sở của cơ quan quản lý xuất nhập cảnh không chịu về nước mặc dù Nhật Bản đã lấy đi quyền tự do và khả năng lao động của họ là họ rất có thể phải gánh chịu hậu quả cực kỳ nghiêm trọng nếu bị trục xuất. Lời kêu gọi của Ủy ban Chuyên gia về việc xem xét một số ngoại lệ đối với lệnh cấm trục xuất người xin tị nạn cũng là một vấn đề rất lớn.
Hỏi: Vậy, chúng ta nên bắt đầu những cải cách nào đối với vấn đề nhập cư?
Đáp: Theo như việc Nhật Bản phê chuẩn Công ước về quyền trẻ em và các Công ước quốc tế về quyền con người, Chính phủ nên đưa các điều khoản tôn trọng quyền của trẻ em người nước ngoài và của các gia đình được ở cùng nhau vào Đạo luật kiểm soát nhập cư và công nhận người tị nạn của Nhật Bản.
Vào năm 2009, Bộ Tư pháp đã sửa đổi hướng dẫn của mình về việc cấp phép đặc biệt để ở lại Nhật và chỉ ra rằng họ có kế hoạch xem xét những người nước ngoài sống cùng và hỗ trợ con đẻ của họ trong một khoảng thời gian dài đáng kể. Tuy nhiên trên thực tế, Nhật Bản đã khó khăn hơn với người nước ngoài trong những năm gần đây. Cơ quan quản lý xuất nhập cảnh không ghi lý do người nước ngoài sống bất hợp pháp tại Nhật khiến bất kỳ ai muốn ở lại đều cảm thấy rằng không thể bào chữa cho trường hợp của họ.
Nếu việc tôn trọng nhân quyền được thể hiện rõ ràng và minh bạch hơn thì các vụ giam giữ lâu dài bất hợp lý sẽ giảm xuống. Trong khi đó, các hạn chế đi lại quốc tế được áp đặt do đại dịch virus corona đã khiến việc trục xuất trở nên khó khăn. Ngay cả trước khi có corona, người ta đã chỉ ra rằng trung tâm giam giữ đang trở nên quá tải và đại dịch có thể kích hoạt việc hạn chế giam giữ những trường hợp thực sự cần thiết.
Người nước ngoài ở Nhật trở thành đối tượng bị phân biệt đối xử vì corona
Theo The Mainichi