Cẩn thận với say nắng trong đại dịch corona! Các triệu chứng say nắng cần biết!

Kiểm tra thông tin chính xác nhất về bệnh truyền nhiễm do virus corona chủng mới từ các cơ quan công quyền.

Mùa hè Nhật Bản vừa oi vừa nóng nên nguy cơ bị say nắng là rất cao. Những năm gần đây độ nguy hiểm của say nắng lại càng được quan tâm bởi có những người đã mất mạng vì nó.

Trong tình hình phòng chống dịch bệnh corona, đeo khẩu trang là điều mà ai cũng cần phải làm khi đi ra ngoài. Tuy nhiên chính điều này lại khiến cho nguy cơ say nắng cao hơn. Đặc biệt khi vào cuối mùa mưa cơ thể không quen với nắng nóng việc nhiệt độ tăng đột ngột sẽ cực kì nguy hiểm.

Nếu gặp các triệu chứng say nắng sau đây, hãy lập tức thực hiện các biện pháp đối phó với say nắng!

Bỏ túi nhanh cách phòng và trị say nắng ngày hè

Số người tử vong vì say nắng mùa hè tại Nhật tăng gấp đôi sau 10 năm

 

Say nắng cấp độ I

Chóng mặt, mặt nóng bừng

Nếu bạn cảm thấy chóng mặt hoặc mặt nóng bừng, có nguy cơ cao là bạn đang bị say nắng. Triệu chứng ban đầu và điển hình của say nắng là chóng mặt, ngất tạm thời hay còn được gọi là ngất nhiệt. Nguyên nhân là do cơ thể tích tụ nhiệt độ vì làm việc lâu dưới thời tiết nắng nóng hoặc trong phòng tập thể thao… Điều này dẫn đến giảm lưu lượng máu đến não, làm tăng nhiệt độ của não gây ra chóng mặt, hoa mắt…

Đau cơ, co thắt cơ bắp

Co rút cơ bắp là 1 trong những triệu chứng của say nắng. Nếu làm việc hay chơi thể thao ở ngoài trời trong thời gian dài hay ở lâu trong phòng có nhiệt độ cao mà chỉ bổ sung nước chứ không bổ sung muối có thể khiến chân tay bị chuột rút do nóng.

Có trường hợp bị cứng cơ, đau mỏi người. Không giống như co rút toàn thân, đặc trưng của say nắng là chỉ co rút một phần cơ thể, ngoài ra vẫn có nhận thức rất rõ ràng. Điều quan trọng cần biết là say nắng ở giai đoạn đầu thì co rút cơ không nhất thiết là do nhiệt độ cơ thể tăng cao.

 

[Say nắng cấp II] Cần đến gặp bác sĩ tại cơ sở y tế

Suy nhược cơ thể, buồn nôn

Một số triệu chứng khác của say nắng là đau đầu, buồn nôn. Ban đầu say nắng có thể dẫn đến chóng mặt, ngất tạm thời. Nếu tiếp tục bị choáng váng thì cơ thể sẽ cảm thấy mệt mỏi, mất sức, đau đầu, buồn nôn… Có trường hợp xảy ra mất ý thức nhẹ. Nếu cảm thấy cơ thể không ổn cần liên hệ ngay với các cơ sở y tế.

Ra mồ hôi bất thường

Nếu bạn ra mồ hôi nhiều hơn bình thường hoặc không đổ mồ hôi thì rất có thể bạn đã bị say nắng.

 

[Say nắng cấp III] Cần nhập viện và điều trị

Nhiệt độ cơ thể cao, vấn đề về da

Các triệu trứng như nhiệt độ cơ thể tăng cao, sờ vào da thấy nóng, da bị đỏ và khô cũng là dấu hiệu của say nắng. Nếu nghiêm trọng có thể sốt cao trên 40 độ. Trong giai đọan đầu của say nắng cơ thể có thể không tăng nhiệt độ do đã ra mồ hôi nhưng nếu đổ mồ hôi quá nhiều thì cơ thể sẽ bị mất nước, từ đó dẫn đến cơ thể không đổ mồ hôi khiến nhiệt độ tăng lên. Tuỳ thuộc vào mức độ say nắng mà cơ thể có thể sốt tới hơn 42 độ. Đây là mức cực kì nguy hiểm đối với mạng sống.

Không phản ứng khi được gọi, không thể đi lại

Nếu không thể phản ứng khi người khác gọi hoặc trả lời bất thường hay  có cảm giác ngứa ran trong cơ thể, không thể đi lại thì say nắng đã ở mức độ nghiêm trọng.

Không thể bù nước

Nếu tự bản thân không thể bù lại nước cho cơ thể thì tình trạng đã ở mức nguy cấp. Hãy liên hệ ngay với các cơ sở y tế.

 

Làm gì khi nghĩ rằng mình có thể đang bị say nắng?

Nếu gặp bất kì triệu chứng nào ở trên bạn có thể đã bị say nắng, lúc này cần phải nhanh chóng có biện pháp xử lí. Nếu nghi ngờ ai đó bị say nắng, trước tiên hãy kiểm tra xem họ còn ý thức không. Nếu họ bất tỉnh cần gọi xe cứu thương ngay lập tức.

Những biện pháp chống đột quỵ do nhiệt trong mùa hè

 

Nhận biết sự bất thường càng sớm càng tốt

Khi say nắng trở nên nghiêm trọng có thể dẫn đến mất mạng hoặc để lại di chứng. Nếu bạn cảm thấy có bất kì triệu chứng nào trong bài viết này, hãy liên hệ với cơ quan y tế gần nhất để được giúp đỡ. Điều quan trọng nhất là tự bản thân phải nhận ra sự bất thường trong cơ thể để đối phó một cách kịp thời. Hàng ngày cần đảm bảo bổ sung đầy đủ dinh dưỡng và nghỉ ngơi hợp lí để duy trì sức khoẻ thật tốt.

Ăn gì để “chống chọi” với ngày hè Nhật Bản?

 

W.DRAGON (LOCOBEE)

* Bài viết thuộc bản quyền của LOCOBEE. Vui lòng không sao chép hoặc sử dụng khi chưa có sự đồng ý chính thức của LOCOBEE.

Facebook