Kiểm tra thông tin chính xác nhất về bệnh truyền nhiễm do virus corona chủng mới từ các cơ quan công quyền.
Ngay cả trong đại dịch corona, hàng ngày vẫn có nhiều sinh mệnh mới chào đời. Trên SNS, các mẹ Nhật thường trao đổi thông tin về những khó khăn khi đi sinh giữa lúc Nhật Bản đang vật lộn chống chọi với virus corona chủng mới.
Đeo khẩu trang 7 tiếng
Sinh con tại Nhật Bản! Bạn có thể nhận được bao nhiêu tiền khi nghỉ thai sản?
Nainche là người đã sinh con vào giữa tháng 4 năm nay tại Tokyo. Trên SNS cô chia sẻ “10 ngày sau khi tuyên bố tình trạng khẩn cấp được ban ra tôi đã sinh con. Nằm trên bàn sinh và đeo khẩu trang suốt 7 tiếng đồng hồ, uống nước xong cũng phải đeo lại. Nhiệt độ cơ thể tôi đã lên đến 38,5 độ và bị nghi ngờ là mắc corona. Thật là mệt mỏi vì vòng luẩn quẩn do nóng và khẩu trang”.
Trước khi sinh cô không được thông báo là phải đeo khẩu trang. Tận đến ngày sinh cô cũng không được hỏi gì mà cứ thế lên bàn đẻ. Thực sự là nóng và khó chịu. Thậm chí cô còn không có người thân ở bên cạnh vì quy định phòng dịch. Mặc dù rất muốn gỡ mặt nạ ra để thở nhưng lại không thể vì phải dùng tay để bám vào giá đỡ của bàn sinh. Nhân viên y tế nói rằng sẽ mất khoảng 1 tiếng để sinh nhưng thưc tế là mất đến 7 tiếng.
Một phụ nữ khác thì mệt mỏi và đau đớn trong quá trình chuyển dạ đến nỗi không thể nói được rằng mình muốn gỡ khẩu trang, cuối cùng phải dùng đến mặt nạ dưỡng khí. Một phụ nữ khác bị khó thở và cũng phải đeo khẩu trang trong khi chống chọi với những cơn đau chuyển dạ.
Tại một số bệnh viện khác, nhân viên y tế không yêu cầu thai phụ phải đeo khẩu trang. Một người cũng sinh con trong lúc tuyên bố tình trạng khẩn cấp còn hiệu lực nói rằng bệnh viện bảo cô không đeo khẩu trang khi sinh vì sẽ không đủ oxi để thở.
Phía bệnh viện nói gì?
Bệnh viện Seibo tại Shinjuku, Tokyo nơi tiếp nhận 1.500 ca sinh nở mỗi năm có nguyên tắc yêu cầu sản phụ phải đeo khẩu trang. Quy định này được đề ra là nởi người ta nghĩ rằng khi sản phụ hít thở sâu hoặc thở ra trong cơn đau chuyển dạ, các giọt bắn sẽ bay đến phòng sinh và phòng bệnh rồi có thể tồn tại ở đó trong thời gian dài.
Các nhân viên y tế được trang bị khẩu trang N95, áo choàng, găng tay, tấm che mặt. Vì sản phụ có thể bị nhiễm bệnh trong khi chưa có bất kì triệu chứng nào nên nhân viên y tế và người xung quanh vẫn có thể bị nhiễm bệnh. Chính vì vậy sản phụ cần đeo khẩu trang trong lúc sinh nở để ngăn ngừa sự lây nhiễm virus nếu có.
Mặc dù rất muốn sản phụ không phải đeo khẩu trang khi sinh nở nhưng nếu nhân viên y tế bị nhiễm bệnh thì hoạt động của bệnh viện sẽ bị ảnh hưởng, dẫn tới nhiều sản phụ khác khó mà tìm được nơi sinh nở. Do đó đây được cho là biện pháp phòng ngừa cần thiết.
Tháng 5 vừa qua, Hiệp hội sản phụ khoa Nhật Bản đã hỏi 766 cơ sở y tế có khoa sản và nhận được 64% câu trả lời là sản phụ phải đeo khẩu trang khi sinh nở. Chính chủ tịch Hiệp hội cũng nói rằng họ không thể ban hành hướng dẫn thống nhất mang tính học thuật bởi tình hình lây nhiễm corona là khác nhau tuỳ theo khu vực. Ngay cả khi xét nghiệp PCR cũng không chắc chắn 100% là kết quả chính xác.
- Khẩu trang không ngăn ngừa hoàn toàn sự lây bệnh nhưng làm giảm nguy cơ nhiễm bệnh nếu cả nhân viên y tế và bệnh nhân cùng đeo
- Nếu có lây nhiễm tại bệnh viện sẽ gây ra khó khăn cho các bệnh nhân đang điều trị nội trú, ngoại trú và cả hệ thống y tế nên các bệnh viện đang cố gắng để đưa nguy cơ nhiễm bệnh về bằng 0
- Đeo khẩu trang hay không thực ra không ảnh hưởng đến độ bão hoà oxi trong cơ thể
Các bệnh viện và nhân viên y tế đều hi vọng sản phụ cùng người nhà hợp tác trong việc đeo khẩu trang để bảo vệ chính mình và những người xung quanh. Điều quan trọng nhất là phải tuân thủ các biện pháp cơ bản như rửa tay thường xuyên và đeo khẩu trang ở nơi đông người, khi tiếp xúc với người khác trong khoảng cách gần…
Lời khuyên cho mẹ Việt ở Nhật ② Tiền trợ cấp sinh con trả 1 lần
Theo NHK