Sự cần thiết của việc chia sẻ thông tin – thứ mà người Nhật còn thiếu trong đại dịch

Kiểm tra thông tin chính xác nhất về bệnh truyền nhiễm do virus corona chủng mới từ các cơ quan công quyền.

Nữ giới độ tuổi 20 làm trong ngành dịch vụ “Tôi lo lắng rằng số người nhiễm bệnh sẽ tăng lên, nếu lại phải hạn chế ra ngoài công việc của tôi sẽ bị ảnh hưởng”. Nam giới độ tuổi 40 làm trong ngành IT “Vì tôi phải di chuyển xa để đi làm nên tôi rất lo lắng nhưng tôi không thể không đi làm được”.

Ngày 2/7 là ngày số người nhiễm bệnh hơn 100 kể từ 2 tháng trước (ngày 2/5) và kể từ sau khi chính phủ dỡ bỏ tuyên bố tình trạng khẩn cấp.

Theo ông Omagari Norio – Giám đốc của Trung tâm bệnh truyền nhiễm quốc tế thuộc Trung tâm nghiên cứu y tế quốc tế quốc gia, tính đến ngày 1/7 trung bình số người chưa rõ con đường lây nhiễm trong vòng 1 tuần là 27,1 người. Nếu cứ tiếp tục như thế này chỉ sau 4 tuần nữa con số sẽ là 160 người, thêm 4 tuần nữa là 1.080 người, gấp 40 lần so với ban đầu.

Giáo sư Wada Koji chuyên về sức khoẻ cộng đồng, người đã đưa ra một số biện pháp chống dịch cho Bộ Y tế, Lao động và Phúc lợi xã hội Nhật Bản cũng cảnh báo nguy cơ nhiễm bệnh diện rộng cho người cao tuổi vốn có nguy cơ trở bệnh nặng hơn người trẻ tuổi. Khi số người nhiễm bệnh tăng lên nó sẽ dần lây lan sang mọi người. Nếu lây nhiễm trong nhà thì người già đặc biệt gặp nguy hiểm hơn. Hiện nay thế hệ trẻ đang là trung tâm của dịch bệnh nhưng họ có thể lây nhiễm cho các thế hệ cha mẹ, ông bà…

Do đó biện pháp quan trọng cần thực hiện bây giờ chính là “chia sẻ thông tin”. Hiện nay người ta khó có thể phân tích được tình hình vì không có dữ liệu cụ thể những gì đang xảy ra ở Tokyo. Điều này được cho là vì quyền đảm bảo thông tin cá nhân của người Nhật rất được coi trọng. Giáo sư Wada nhấn mạnh rằng ít nhất cần có cơ chế chia sẻ thông tin giữa các trung tâm y tế để tình hình được kiểm soát.

Trang thông tin về khả năng tiếp nhận của các bệnh viện trên toàn Nhật Bản

 

Theo FNN

Facebook