Kiểm tra thông tin chính xác nhất về bệnh truyền nhiễm do virus corona chủng mới từ các cơ quan công quyền.
Nếu virus corona tiếp tục lây lan, hoạt động kinh tế sẽ phải dừng lại. Khi cuộc sống thường ngày trở lại, nguy cơ về làn sóng lây nhiễm thứ 2 lại tăng cao. Cho đến hiện tại, Nhật Bản vẫn chưa tìm ra được cách vượt qua khủng hoảng.
Doanh nghiệp đóng cửa trước khi tìm thấy lối thoát
Ngày 25/5 khi Thủ tướng Abe quyết định dỡ bỏ tuyên bố tình trạng khẩn cấp trên toàn nước Nhật, ông phát biểu rằng hi vọng đang đến và trước mặt nhất định sẽ có lối ra. Tuy nhiên trước khi thấy lối ra ấy nhiều người đã phải từ bỏ công việc kinh doanh hoặc mất việc làm.
Ngày 20/6, khách sạn Sapporo Daiichi nằm gần trung tâm phố mua sắm Susukino của thành phố Sapporo đã đóng cửa sau 68 năm. Trước khi đóng cửa, khách sạn đã dựng biển hiệu ở lối vào để thông báo chính thức. Giám đốc đời thứ 3 của khách sạn đã chọn cách bán đất và khách sạn để trả lại các khoản nợ cũng như tiền nghỉ việc cho nhân viên. Trước khi đại dịch xuất hiện 70 phòng của khách sạn hầu như luôn trong tình trạng kín nhưng vì corona mà mọi người đều huỷ đặt phòng lưu trú và hội họp. Từ tháng 3 doanh thu giảm chỉ còn 1/10 so với năm trước. Những khoản tiền vay hoặc hỗ trợ từ chính phủ vẫn không đủ để trang trải cho chi phí duy trì khách sạn. Người đứng đầu không còn lựa chọn nào khác ngoài bán tài sản giá trị nhất đi.
Theo Teikoku Databank, tính đến 26/6 trên toàn Nhật Bản có 287 vụ phá sản liên quan đến corona, trong đó có 43 khách sạn và nhà trọ.
Ác mộng cho ngành du lịch
Sự mở cửa ưu đãi dành cho du lịch đã khiến lượng du khách tới Nhật Bản tăng nhanh, kim ngạch tiêu thụ từ du lịch cho đến năm 2019 luôn trong trạng thái năm sau đánh bật năm trước. Người ta còn kì vọng nhiều hơn nữa vào sự kiện thể thao hàng đầu thế giới Olympic – Paralympic 2020.
Tuy nhiên, đại dịch COVID-19 xuất hiện đã làm dừng hoàn toàn sự di chuyển của con người cả trong nước và nước ngoài. Ngành du lịch cũng như kinh tế bị ảnh hưởng nặng nề trong khi nước Nhật vẫn phải đối mặt với suy giảm và già hoá dân số – yếu tố khiến nền kinh tế khó có thể phục hồi.
Fureai Kotsu – công ty taxi ở Osaka đã sa thải khoảng 80 tài xế và tuyên bố phá sản vào ngày 13/5. Từ 3 năm trước khách du lịch người Trung Quốc đến Tsutenkaku, thành Osaka không ngừng tăng lên. Thế nhưng từ tháng 1 khi có đại dịch, người ta không còn thấy bóng dáng của khách đoàn Trung Quốc hoặc thậm chí là khách tự do. Ảnh hưởng của việc người dân hạn chế ra ngoài và số lượng người cao tuổi sử dụng dịch vụ đưa đón bằng taxi đến viện cũng giảm. Doanh thu của công ty trong tháng 3 giảm 40% và đến tháng 4 giảm 80%. Mặc dù đã cân nhắc đến phương án nhận tài trợ từ chính phủ nhưng do khoản tiền này giải ngân chậm nên giám đốc công ty Fureai Kotsu đã quyết định tuyên bố phá sản.
Thất nghiệp
Số lao động có khả năng thất nghiệp trong tương lai vào tháng 4 là 5,97 triệu người, bằng 1/10 lượng người lao động. Trong năm nay con số này là trên dưới 2 triệu người, cao hơn cả sau cuộc khủng hoảng tài chính Lehman là 1,53 triệu người. Ngày càng có nhiều người cần đến sự trợ giúp của phúc lợi xã hội. Rất nhiều người lâm vào tình trạng thất nghiệp, mất thu nhập, không trả được tiền thuê nhà thì chỉ còn lựa chọn kết thúc cuộc sống.
Sau khủng hoảng tài chính năm 1998 có hơn 32.000 người tự tử, tăng đột biến so với trung bình năm thời điểm đó là 20.000 đến 25.000 người. Sau đó con số này vẫn duy trì ở mức 30.000, đến sau khủng hoảng tài chính Lehman, năm 2009 ghi nhận con số tự tử còn cao hơn trước.
Theo asahi
bình luận