[Kinh doanh mùa dịch] Khách hàng tự mang nồi đến để mua đồ ăn đem về

Kiểm tra thông tin chính xác nhất về bệnh truyền nhiễm do virus corona chủng mới từ các cơ quan công quyền.

Do ảnh hưởng của virus corona các nhà hàng, quán ăn đã dần chuyển sang hình thức cho khách hàng mua mang về (takeout).

Tại một số quán mì ramen ở Nhật hiện nay thường rất hay xuất hiện dòng chữ “鍋でる”, đọc là “nabederu”. Đây là hình thức mua mang về mà khách hàng sẽ tự đem nồi hoặc chảo của mình đến, sau đó quán sẽ cho mì vào rồi khách hàng mang về.

Bếp trưởng Takayuki của quán Tama Center cho biết quán đã bắt đầu hình thức nabederu vì nghĩ rằng khách có thể đem đồ ăn về bằng nồi rồi tự hâm nóng ở nhà. Quy trình là khi khách mang nồi đến, quán sẽ cho nước súp nóng có xương lợn hầm vào, sau đó cho mì sợi to vẫn còn hơi cứng vào cùng các loại rau củ và thịt. Lí do là vì khách sẽ mang mì về và làm nóng nên nếu để mì chín hẳn thì sẽ bị quá mềm. Mỗi ngày quán bán khoảng 20-30 phần nabederu như vậy. Trên thực tế số lượng người mang theo nồi để mua đồ ăn như thế này đang có xu hướng tăng lên.

 

Đại diện quán Niboshisobaryu quận Kita anh Yusuke thì chỉ dùng từ 鍋ラー để chỉ hình thức nabederu như trên. Khi suy nghĩ về việc làm thế nào để mọi người có thể ăn ramen của quán trong mùa dịch thật an toàn, anh đã nghĩ đến hình thức cho ramen vào nồi rồi mang về.

Tuy nhiên anh khuyên khách hàng là nên sử dụng loại nồi có 2 tay cầm thay vì dùng chảo bởi khi cho mì vào trọng lượng của chảo sẽ tăng lên, nếu cầm bằng 1 tay thì rất mỏi và dễ đổ cho khó cân bằng lực.

 

Một quán bán lẩu lòng bò ở quận Suginami cho hay từ khi dịch bệnh xảy ra họ đã bắt đầu dịch vụ mua cơm cà ri và cơm udon mang về. Tuy nhiên lượng khách vẫn rất ít, có hôm chỉ 5 người. Sau đó họ đã nghĩ ra cách để bán lẩu lòng là kêu gọi khách hàng mang nồi đến và mua lẩu về rồi mới nấu. Thậm chí nếu khách không có nồi quán sẵn sàng cho khách mượn nồi để mang lẩu về.

[Vào bếp cùng LocoBee] Nấu lẩu Nhật với sữa đậu nành

 

Theo fnn

bình luận

ページトップに戻る