Phân biệt đối xử – thực trạng đáng lo ngại đi cùng với COVID-19

Kiểm tra thông tin chính xác nhất về bệnh truyền nhiễm do virus corona chủng mới từ các cơ quan công quyền.

Tình trạng virus corona chủng mới ngày càng lây lan rộng ở khắp các địa phương ở Nhật Bản khiến cho không ít người cảm thấy lo lắng cho bản thân và gia đình nếu bị nhiễm bệnh. Sự lo lắng này đã được một bộ phận chuyển thành những lời lẽ và hành động phân biệt đối với người nhiễm bệnh và người thân xung quanh họ.

 

Lo lắng lan truyền trên internet

Không khó để thấy được sự lo lắng của người dân Nhật Bản đang lan rộng trên các mạng xã hội. Những người trở về nhà từ vùng dịch bị gia đình từ chối cho vào nhà, những bà mẹ có con nhỏ bị hen suyễn được hàng xóm hỏi thăm nhiều hơn mỗi khi con bị ho, một số nơi từ chối tất cả du khách là người Trung Quốc…

Những dòng chữ đỏ đầy nhức nhối: Người Trung Quốc là rác rưởi! Là vi khuẩn! Là tà ma! Là lũ phiền hà! Ra khỏi nước Nhật mau đi! (tạm dịch)

Theo thông tin từ một khách sạn đã tiếp nhận người Nhật trở về từ Vũ Hán, đã có một số trường hợp con cái của nhân viên trong khách sạn bị bắt nạt tại trường học như yêu cầu không đến trường. Sau đó hội đồng nhà trường đã có hành động để dập tát sự quấy rối này.

 

Bất công đối với nhân viên y tế

Ảnh: https://jadm.or.jp

Hội Y học thiên tai Nhật Bản (JADM) ngày 22/2 đã xuất bản “Tuyên bố phê phán sự bất công đối với nhân viên y tế làm nhiệm vụ đối phó với sự lây lan của virus corona chủng mới”. Trong tuyên bố này JADM chỉ ra rằng bác sĩ, y tá, nhân viên cấp cứu và những người liên quan đến chăm sóc y tế trong thời gian có dịch hay những người tham gia cứu hộ y tế cùng các hoạt động khác trên tàu Diamon Princess đã phải đối mặt với nhiều vấn đề trong cuộc sống sau khi hoàn thành nhiệm vụ như:

Không chỉ những người nhiễm bệnh, ngay đến các y bác sĩ đang cố gắng cứu người bệnh cũng phải nhận sự phân biệt đối xử từ những người xung quanh.

 

Phân biệt đối xử không giải quyết được vấn đề

Cơ quan bảo vệ nhân quyền của Bộ Tư pháp cung cấp tư vấn nhân quyền miễn phí cho người nước ngoài – phiên bản năm 2020

Giáo sư Kaku Mitsuo tại Đại học Y dược Tohoku cho hay, bệnh truyền nhiễm là bệnh mà bất kì ai cũng có thể mắc, kể cả bây giờ bản thân không sao nhưng rất có thể đến một ngày nào đó sẽ bị nhiễm bệnh từ người khác, việc phân biệt đối xử là hoàn toàn không có ý nghĩa. Việc bản lo lắng cho sức khoẻ của bản thân và gia đình không có nghĩa là bạn sẽ thù ghét ai đó mà chỉ làm cho tình hình tệ thêm. Điều quan trọng nhất bây giờ là xây dựng ý thức ngăn ngừa bệnh tật trong xã hội chứ không phải là phân biệt đối xử với người khác.

Giáo sư Kaku cũng chỉ ra rằng vấn đề tương tự như thế này đã từng xảy ra đối với bệnh phong và HIV. Trong tương lai việc này có thể lặp lại và để hiểu đúng về bệnh truyền nhiễm cũng như phân biệt đối xử cần có sự giáo dục ngay từ khi còn nhỏ.

Thông tin tổng hợp về COVID-19

 

Theo NHK

Facebook