Giá nước sẽ tăng đáng kể trong tương lai

Thời gian gần đây Nhật Bản xảy ra hàng loạt các vụ việc liên quan đến cấp nước như nhầm lẫn trong kế hoạch cắt nước ở thành phố Wakayama ngày 20/1 ảnh hưởng đến 35.000 hộ dân, vỡ đường ống ở Yokohama ngày 8/2… Trong tương lai rất có thể tiền nước sẽ tăng lên đáng kể.

Vỡ đường ống nước ở Yokohama ngày 8/2

Gánh nặng cho chính quyền địa phương

Thành phố Osu và thị trấn Kanegasaki nằm ở phía Nam tỉnh Iwate có tổng dân số là 130.000 người. Công ty đang thực hiện cung cấp nước cho 2 nơi này đã ra quyết định tăng giá nước bắt đầu từ năm tài chính tiếp theo. Cụ thể:

  • Thành phố Osu: tăng 1,4 lần (từ 258 triệu yên lên 360 triệu yên)
  • Thị trấn Kanegasaki: tăng 2,3 lần (từ 15,8 triệu yên lên 36 triệu yên)

Chính quyền thành phố tuyên bố tạm thời sẽ không tăng giá nước cho các hộ gia đình nhưng họ sẽ phải cắt giảm các dịch vụ hành chính khác để có thêm nguồn ngân sách bù lại.

Đập Isawa ở thành phố Osu là 1 trong những đập nước ngọt lớn nhất Nhật Bản. 6 năm trước nó đã được hoàn thành với tổng chi phí là 236 tỉ yên. Nền tảng của việc tăng giá nước được cho là mất cân đối giữa chi phí xây dựng khổng lồ và nhu cầu cấp nước. Tại văn phòng điều hành kinh doanh cấp nước có một tài liệu được trình bày vào năm 1990 khi một doanh nghiệp bắt đầu kinh doanh nước. Theo tính toán tại thời điểm đó, dân số sử dụng nước năm 2010 là hơn 150.000 người. Nhu cầu nước dự kiến lên tới 43.500m3/ngày. Tuy nhiên thực tế đã cho thấy vấn đề theo một hướng khác. Dân số có tăng trong một khoảng thời gian nhưng vào cuối năm 2019 là 120.000 người. Trong khoảng thời gian này, chức năng tiết kiệm của nhà vệ sinh, máy giặt… đã phát triển đáng kể. Thêm vào đó người dân có thói quen sử dụng nước khoáng nên lượng nước sử dụng không tăng trưởng như ước tính ban đầu.

Ban đầu thành phố Osu lên kế hoạch xoá bỏ hết các nguồn nước tự đào như giếng và chuyển hết sang dùng nước từ đập Isawa. Tuy nhiên do trận động đất lớn ở phía Đông Nhật Bản mà kế hoạch trên bị hoãn lại. Mục đích là để duy trì nhiều nguồn nước phòng trường hợp vỡ đập. Kết quả là chỏ có 12.000 tấn nước từ đập Isawa được sử dụng vào cuối năm 2019, gần băng 30% dự báo ban đầu. Các đường ống được xây dựng khi làm đập trở nên dư thừa. Số dư nợ cuối năm ngoái của doanh nghiệp cấp nước tăng lên 4,7 tỉ yên – tương đương thu nhập của nhân viên văn phòng trong 10 năm. Doanh nghiệp rơi vào vòng xoáy vay nợ mới để trả nợ cũ và tăng giá nước là điều họ bắt buộc phải thực hiện. Bên cạnh đó còn có thách thức khác là bảo trì thiết bị. Các đường ống phân phối nước của thành phố Osu có tổng chiều dài 1.870km kéo dài từ tỉnh Iwate đến đảo Okinawa. Trong số này có 14% tương đương 257km có tuổi thọ trên 40 năm. Theo đánh giá về độ nguy hiểm của quốc gia thì có hơn một nửa đường ống đang trong tình trạng cực kì tệ, cần phải thay đổi gấp. Trong 1 năm có khoảng 300 vụ rỏ rì nước đã xảy ra. Mặc dù công việc thay mới đang được thực hiện với tốc độ cao nhưng cũng chỉ được 7km/năm. Nguyên nhân chính là do thiếu ngân sách và sự cân bằng giữa thu chi.

Tỉnh Iwate ước tính rằng dân số sử dụng nước sẽ giảm từ 1,18 triệu người vào năm 2016 xuống còn 870.000 người vào năm 2045. Đương nhiên doanh thu dự kiến sẽ giảm từ 23 tỉ yên năm 2016 xuống 17,2 tỉ yên năm 2020. Trong hoàn cảnh này việc thay mới các thiết bị là vô cùng tốn kém và khi nhu cầu thay mới đến cực hạn vào năm 2034 sẽ cần đến 24,9 tỉ yên.

 

Giải pháp hiện thời

Chính phủ Nhật bản đã đưa ra 2 chính sách giải quyết là mở rộng và tư nhân hoá. Điều này có nghĩa là các nhà cung cấp nước cần liên kết với nhau để giảm chi phí. Năm 2014, Kitagami, Hanamaki và Shiwacho đã sát nhập thành tập đoàn cấp nước Chubu Iwate. Trong vòng 4 năm tập đoàn đã cắt giảm các công trình và nhà máy lọc nước để giảm 7,6 tỉ yên chi phí. Tuy nhiên không phải doanh nghiệp cấp nước nào cũng có thể sát nhập và mở rộng bởi nó còn phụ thuộc vào quy mô đô thị, các quy định chuẩn hoá… Một số tỉnh cho phép các doanh nghiệp tư nhân tham gia vào kinh doanh nước nhưng cũng có lo ngại rằng tư nhân hoá sẽ làm tăng giá và giảm chất lượng nước.

Theo ước tính của các công ty kiểm toán lớn tại Nhật năm 2018, nếu việc kinh doanh nước sạch hiện tại được duy trì trong khi dân số giảm như hiện nay thì khoảng 90% thành phố và các nhà cung cấp dịch vụ nước sẽ buộc phải tăng giá vào năm 2020. Tỉ lệ tăng giá trung bình là 36% trên toàn quốc và cao hơn khoảng 5 lần tại một số vùng.

Nước máy ở Nhật Bản

Vì sao nước máy ở Nhật có thể uống được?

 

Theo NHK

bình luận

ページトップに戻る