Tiếp tục bài học tiếng Nhật với chủ đề giao tiếp tự nhiên như người Nhật, hãy cùng LocoBee tìm hiểu thêm một số cách dùng hay với Hán tự 気 nhé!
Ôn bài học kì trước:
Giao tiếp tiếng Nhật tự nhiên hơn: Cách nói dùng với chữ 気 (kì 1)
気が重い
→ Cách đọc: ki ga omoi
→ Nghĩa: cảm thấy nặng nề
→ Cụm từ này được sử dụng để bày tỏ cảm xúc khi bị giao một trọng trách nào đó khá lớn, thực sự không muốn làm nhưng vẫn phải làm
Ví dụ:
① 来月、重要なプレゼンをすることになったが、私はプレゼンが苦手なので、気が重い。
(Raigetsu, juyona purezen wo suru koto ni nattaga, watashi wa purezen ga nigate nanode, kigaomoi)
Nghĩa: Tháng sau phải làm một buổi thuyết trình cực kì quan trọng mà tôi thì thuyết trình kém nên cảm thấy áp lực.
② 難しいプロジェクトを任されて、気が重くなった。
(Muzukashii purojekuto wo makasa rete, ki ga omoku natta)
Nghĩa: Bị giao cho quản lí một dự án khó nên tôi cảm thấy rất nặng nề.
③ 来週テストがあるので気が重い。
(Raishu tesuto ga aru node kigaomoi)
Nghĩa: Tuần sau có bài kiểm tra nên cảm thấy rất nặng nề.
気が晴れる
→ Đọc là: ki ga hareru
→ Nghĩa: cảm giác thoải mái, sảng khoái, nhẹ nhõm
→ Dùng khi nói về cảm giác nhẹ nhõm, sảng khoái sau khi bày tỏ, tâm sự nỗi lòng của mình với người khác hay làm gì đó để giải toả căng thẳng, lo lắng
Ví dụ:
① 悩みを友達に相談したら、気が晴れた。
(Nayami wo tomodachi ni sodan shitara, ki ga hareta)
Nghĩa: Sau khi tâm sự với bạn về lo lắng của mình tôi đã cảm thấy nhẹ nhõm.
② つらいことがあったが、お酒をたくさん飲んだら、気が晴れた。
(Tsurai koto ga attaga, o sake wo takusan nondara, ki ga hareta)
Nghĩa: Tôi đã gặp phải khó khăn nhưng sau khi uống rất nhiều rượu vào nên đã cảm thấy thoải mái hơn nhiều.
③ テストで不合格になって落ち込んでいたが、遊びに行ったら気が晴れた。
(Tesuto de fugokaku ni natte ochikonde itaga, asobi ni ittara ki ga hareta)
Nghĩa: Do không đỗ kì thi mà tôi đã cảm thấy chán chường tuy nhiên sau khi đi chơi tôi đã cảm thấy tốt hơn.
気が短い
→ Đọc: ki ga mijikai
→ Nghĩa: nóng tính/dễ nổi nóng, tức giận, không giỏi trong việc kiềm chế cảm xúc
Ví dụ:
① 私の上司は気が短いから、私がミスすると、すぐに怒る。
(watashi no joshi wa ki ga mijikaikara, watashi ga misu suru to, sugu ni okoru)
Nghĩa: Sếp tôi là người nóng tính nên mỗi lần tôi mắc lỗi sếp đều lập tức nổi giận ngay.
② 彼は気が短い人で、ちょっとからからわれると、すぐに怒ってしまう。
(Kare wa ki ga mijikai hito de, chotto karakara wareru to, sugu ni okotte shimau)
Nghĩa: Anh ấy là một người nóng tính nên chỉ cần trêu một chút là lập tức nổi giận.
③ あの人は気が短いので、計画通りに進まないとすぐ文句を言ってくる。
(Ano hito wa ki ga mijikainode, keikakudori ni susumanaito sugu monku wo itte kuru)
Nghĩa: Người kia nóng tính nên nếu như mọi chuyện không tiến triển theo kế hoạch là sẽ phàn nàn ngay.
気が知れない
→ Đọc: ki ga shirenai
→ Nghĩa: thật không thể hiểu nỗi
→ Thường sử dụng nhiều với cấu trúc: tên người + の気が知れない
Ví dụ:
① あんな汚い部屋で生活できる人の気が知れない。
(Anna kitanai heya de seikatsu dekiru hito no kigashirenai)
Nghĩa: Thật không thể hiểu nổi người có thể sống trong căn phòng bẩn thỉu như thế kia.
②
A:田中さん、毎日10時間もゲームするんだって。
(Tanaka san, mainichi ju jikan mo gemu surun datte)
B:10時間も? 田中さんの気が知れないね。
(10-Jikan mo? Tanaka-san no ki ga shirenai ne)
Nghĩa:
A: Nghe nói là anh Tanaka chơi game 10 tiếng một ngày thì phải.
B: Những 10 tiếng cơ á? Thật là không thể hiểu nổi anh Tanaka này.
③ あんな危険な場所に行く人の気が知れない。
(Anna kiken na basho ni iku hito no kigashirenai)
Nghĩa: Thật không thể hiểu nổi những người đi vào nơi nguy hiểm như vậy.
Hãy cố gắng ghi nhớ các từ này và sử dụng chúng trong cuộc sống nhé.
Học tiếng Nhật miễn phí: NIPPON★GO với 3 cấp độ sơ – trung cấp dành cho ôn luyện JLPT