Xã hội Nhật Bản: 10 nguyên nhân dẫn đến khoảng cách giàu nghèo ngày càng nghiêm trọng
Khoảng cách giàu nghèo là một vấn đề của cả thế giới trong đó có Nhật Bản. Ngày nay ở Nhật hiện trạng này đang ngày càng trở nên nghiêm trọng. Đâu là những nguyên nhân sinh ra và làm nghiêm trọng hơn thực trạng này?
Nguyên nhân số 1: Sự khác nhau về giáo dục giữa tầng lớp người giàu và người nghèo
Ở Nhật mọi trẻ em đều được học miễn phí để hoàn thành chương trình học cấp 1 và cấp 2. Tuy nhiên để học lên bậc cao hơn tiêu tốn không ít tiền. Đối với nhà có điều kiện đây hoàn toàn là số tiền trong khả năng chi trả do đó mà trẻ em trong những gia đình này từ bé đã sống trong môi trường học tập tốt hơn. Ngược lại các trẻ em ở gia đình có hoàn cảnh khó khăn hơn thì không. Khi được đầu tư hơn cho giáo dục những công dân này thường tìm được công việc với thu nhập cao hơn và ngược lại.
Nguyên nhân số 2: Dân số già
Nhật là quốc gia có dân số già tương đương với tỉ lệ người già cao và thu nhập của họ phải hơn một nửa là tiền lương hưu. Nói theo cách khác thì họ là tầng lớp sống dựa vào lương hưu và đa số biến thành tầng lớp người thu nhập thấp trong xã hội mặc dù số ít trong đó là những người từng là nhân viên cấp cao trong công ty thì có thu nhập cao.
Thêm vào đó, tỉ lệ người già sẽ đạt định điểm vào năm 2040 cùng với sự gia tăng này dẫn đến sự chênh lệch về thu nhập của các đối tượng trong xã hội càng nghiêm trọng hơn.
8 hệ luỵ nghiêm trọng của vấn đề dân số già ở Nhật Bản
Nguyên nhân số 3: Chế độ thâm niên
Chế độ thâm niên (年功序列 – Nenko Joretsu) là việc thu nhập cũng như vị trí của nhân viên tăng theo số năm làm việc tại doanh nghiệp. Tức là người cao tuổi thường có thu nhập cao hơn người trẻ tuổi. Thêm vào đó, người trẻ tuổi phải mang gánh nặng về chi phí an sinh cho tầng lớp người già càng làm cho họ rơi vào tình trạng người thu nhập thấp.
Nguyên nhân số 4: Sự nới lỏng của Luật phái cử lao động làm cho số lượng nhân viên không chính thức tăng lên
Luật phái cử lao động được thực thi từ năm 1986 ở Nhật với 16 loại hình công việc. Tuy nhiên sau đó vào năm 1996 Luật áp dụng mở rộng với 26 ngành nghề, tiếp đó là năm 1999 ngành nghề nào được phái cử không còn được quy định nữa. Với chính sách nới lỏng như vậy các công ty có xu hướng lựa chọn hình thức nhân viên phái cử để cắt giảm chi phí lao động và nâng cao năng lực cạnh tranh trên trường quốc tế.
Tuy nhiên, người lao động càng rơi vào tình huống khó khăn hơn. Số lượng nhân viên chính thức giảm, nhân viên không chính thức tăng, từ đó dẫn đến thu nhập và các chế độ phúc lợi giảm theo.
Nguyên nhân số 5: Sự khác biệt về vùng miền
Tuỳ vào khu vực mà ở Nhật có sự khác biệt về tiềm lực và khả năng phát triển kinh tế. Tuy nhiên khi quan sát kĩ hơn điều này cũng có liên quan đến sự khác nhau về môi trường giáo dục. Những trẻ em ở các thành phố lớn có nhiều cơ hội tiếp xúc với môi trường giáo dục chất lượng cao. Và như đã phân tích ở trên, đây là nguyên nhân nảy sinh và làm nghiêm trọng hơn thực trạng phân hoá giàu nghèo tại Nhật Bản.
Nguyên nhân số 6: Quá trình xin việc làm của sinh viên mới ra trường
Nếu như xin việc thành công, công dân sẽ trở thành người làm việc cho công ty cả đời hoặc có chuyển việc. Các doanh nghiệp Nhật Bản đa số vẫn còn theo chế độ làm việc thâm niên tức là khi tuổi càng cao lương và phúc lợi càng cao. Tuy nhiên tại thời điểm xin việc lần đầu tiên thất bại sẽ làm cho quá trình xin việc sau này của người đó trở nên khó khăn hơn và dẫn đến thu nhập thấp hơn.
Thời điểm xin việc sau khi ra trường còn ảnh hưởng rất nhiều đến cuộc đời của một cá nhân. Cơ hội để xin việc trở lại của Nhật vẫn còn khá ít từ đó dẫn đến phân hoá giàu nghèo trở nên trầm trọng.
Nguyên nhân số 7: Sự khác biệt về tỉ lệ thuế thu nhập
Nhật áp dụng tỉ suất thuế thu nhập khác nhau tuỳ thuộc vào thu nhập của từng người, tức là người có thu nhập cao sẽ chịu mức thuế suất cao và ngược lại. Có thể thấy cách làm này sẽ làm giảm đi sự phân hoá giàu nghèo tuy nhiên thực tế không dễ dàng như vậy.
Nếu như giai đoạn năm 1974 tỉ lệ thuế thu nhập luỹ tiến cao nhất của Nhật là 75% thì năm 1987 còn 70% và từ năm 2015 chỉ còn là 45%. Việc giảm tỉ lệ thuế không chỉ làm cho thu nhập sau thuế của tầng lớp người giàu cao mà kéo theo đó họ có tiền tiết kiệm nhiều hơn và từ đó tác động xấu đến sự phân hoá giàu nghèo của quốc gia.
Điều chỉnh thuế cuối năm – thắc mắc thường gặp
Nguyên nhân số 8: Quy mô công ty – nơi công dân làm việc
Theo khảo sát thì thu nhập của nhân viên chính thức ở doanh nghiệp vừa/nhỏ và doanh nghiệp lớn thấp hơn 80.000 yên trên 1 tháng. Từ đó khoảng cách thu nhập của 1 năm sẽ là khoảng 1.000.000 yên. Đây là một con số không hề nhỏ. Tính ra con số thu nhập trong cả một đời thì càng thấy rõ sự khác biệt. Ví dụ 40 năm sự chênh lệch này ít nhất là 38.400.000 yên. Đây chính là số tiền hoàn toàn có thể mua được một căn hộ ở Nhật.
Top 10 doanh nghiệp Nhật có tiền lương khởi điểm cao nhất
Nguyên nhân số 9: Số hộ gia đình là mẹ đơn thân gia tăng
Xã hội Nhật vẫn còn khó khăn trong việc để phụ nữ phát triển sự nghiệp mặc dù đã có nhiều cải thiện. Không ít trường hợp sau khi sinh con các bà mẹ thường nghỉ việc và tập trung vào nuôi dạy con cái. Tuy nhiên nếu như sau đó li hôn thì sẽ trở thành hộ gia đình mẹ đơn thân và đa phần ở tình trạng không có việc làm hoặc làm không chính thức. Lúc này các em bé thuộc các hộ gia đình này lại không được cung cấp đủ môi trường giáo dục đầy đủ kéo theo tỉ lệ học lên cao chỉ dừng lại ở mức 23% và dẫn đến sự khác nhau về tình trạng khác biệt thu nhập trong tương lai.
Chính phủ Nhật hỗ trợ học phí đại học dành cho con em của các hộ gia đình có thu nhập thấp
Nguyên nhân số 10: Sự khác nhau về vốn
Tốc độ tích luỹ tài sản tiền bạc của tầng lớp người giàu chính là nguyên nhân dẫn đến sự khác biệt về thu nhập. Sự giàu có đến từ lao động thấp hơn so với cách làm giàu thông qua hình thức không lao động mà cụ thể là đầu tư chứng khoán, đầu tư vào các mô hình kinh doanh… Theo thời gian khoảng cách thu nhập của tầng lớp giàu nghèo lại ngày càng gia tăng.
Bạn thấy sao về những phân tích trên. Phải chăng những nguyên nhân này một phần nào đó đang dịch chuyển trong đời sống người dân không chỉ Nhật Bản mà cả Việt Nam ở thời điểm hiện tại.
Theo Business Textbook
bình luận