Doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài trong tiếng Nhật là 外資系企業 (Gaishikei kigyo) theo như đúng nghĩa của nó – chỉ loại hình công ty có sự đầu tư đến từ nước ngoài. Tuy nhiên nhiều người vẫn không biết chính xác về định nghĩa rõ ràng của thuật ngữ này cũng như mơ hồ trong việc đầu tư chiếm bao nhiêu phần trăm sẽ được gọi là Doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài.
Sau đây là một số thông tin sẽ giúp ích cho bạn!
Văn hoá công ty Nhật: Chú ý khi đi ra ngoài gặp khách hàng cùng cấp trên
Định nghĩa
Theo định nghĩa của Bộ Kinh tế, Thương mại và Công nghiệp Nhật Bản, hàng năm vào thời điểm cuối tháng 3 và cả năm liền trước nếu doanh nghiệp thoả mãn 1 trong 2 điều kiện sau đây sẽ là Doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài:
- Nhà đầu tư nước ngoài đầu tư vào một pháp nhân trong nước nắm giữ trên 1/3 cổ phần hoặc vốn chủ sở hữu, và tổng tỷ lệ đầu tư trực tiếp và tỷ lệ đầu tư gián tiếp của nhà đầu tư nước ngoài tại doanh nghiệp đó phải trên 1/3 cổ phần hoặc vốn sở hữu đồng thời tỉ lệ đầu tư của nhà đầu tư nước ngoài lớn nhất phải từ 10% trở lên
- Một công ty mà một nhà đầu tư nước ngoài sở hữu hơn 1/3 cổ phần hoặc vốn chủ sở hữu và tỷ lệ đầu tư của nhà đầu tư nước ngoài lớn nhất phải là từ 10% trở lên
Loại hình các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài
Dù là Doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài nhưng trong đó có các loại hình khác nhau. Ở Nhật chủ yếu là 4 hình thức Doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài như dưới đây:
1. Công ty con được thành lập tại Nhật Bản
- Doanh nghiệp nước ngoài thành lập công ty con với tư cách là một pháp nhân tại Nhật Bản. Hay nói cách khác doanh nghiệp nước ngoài đổ 100% vốn vào thành lập và xây dựng một công ty mới tại Nhật Bản
- Do không có vốn từ doanh nghiệp Nhật Bản nên văn hoá công sở cũng như phong cách làm việc của công ty ảnh hưởng nhiều bởi công ty mẹ ở nước ngoài
2. Công ty liên doanh bởi doanh nghiệp nước ngoài và doanh nghiệp Nhật Bản
- Doanh nghiệp nước ngoài và doanh nghiệp Nhật Bản cùng tiến hành đầu tư và thành lập một công ty
- Không phải tất cả các công ty liên doanh có vốn đầu tư nước ngoài đều thuộc loại hình Doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài. Điều kiện cần đó là phải thoả mãn tỉ lệ phần trăm sở hữu cổ phần/vốn chủ sở hữu như đã nêu ở trên (phần Định nghĩa)
- Bên nào nắm giữ quyền vận hành chủ chốt thì phụ thuộc vào tỉ lệ đầu tư nắm giữ. Nhìn chung quyền quyết định chủ yếu sẽ thuộc về bên có tỉ lệ đầu tư cao hơn
3. Công ty Nhật Bản được mua lại bởi doanh nghiệp nước ngoài
- Công ty Nhật đã được mua lại bởi doanh nghiệp nước ngoài cũng được xếp vào hình thức Doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài
- Một số nguyên nhân hình thành: do tình hình kinh doanh của công ty Nhật khó khăn nên doanh nghiệp nước ngoài tiến hành mua vào; do không có người tiếp tục đứng ra quản lí; do một doanh nghiệp muốn tiến vào thị trường Nhật Bản mà tiến hành đầu tư vào một doanh nghiệp tại Nhật Bản
4. Chi nhánh công ty/cửa hàng được thành lập tại Nhật Bản
- Khác với loại hình công ty con, chi nhánh công ty/cửa hàng không phải là một loại mô hình kinh doanh hay doanh nghiệp mới
- Nó là doanh nghiệp có cùng mô hình kinh đó công ty ở nước ngoài và xây dựng tại Nhật Bản
Điểm “khác người” của xin việc ở Nhật từ góc nhìn của người nước ngoài
Tại bài viết lần tới LocoBee sẽ giới thiệu về những điểm có lợi và bất lợi khi xin vào làm việc tại một doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài tại Nhật Bản. Mọi người nhớ đón đọc nhé!
Theo Business Book