Điểm “khác người” của xin việc ở Nhật từ góc nhìn của người nước ngoài (kì 1)

Dù cũng có những nét tương đồng nhưng ở các quốc gia khác nhau vẫn tồn tại những điểm khác biệt trong quá trình xin việc. Từ góc nhìn của không ít người nước ngoài thì xin việc ở Nhật có một số điểm “hơi lạ”. Hôm nay hãy cùng thử tìm hiểu các đặc điểm này xem chúng lạ như thế nào?

 

Vest chuyên dùng cho xin việc

Có thể nói đây là đặc trưng đại diện cho quá trình xin việc ở Nhật Bản: リクルートスーツ (recruit suits) – Vest đi xin việc. Điển hình là áo sơ mi trắng và vest đen – hình ảnh có thể nhìn thấy ở các đường phố Nhật khi mà các buổi giới thiệu việc làm bắt đầu được tổ chức từ tháng 3 hàng năm.

Hình ảnh sinh viên trong bộ vest chuyên dụng dành cho đi xin việc 

Trước khi vest chuyên dụng ra đời thì các sinh viên thường mặc đồ của mình đi phỏng vấn. Sau đó một số toà nhà mua sắm bắt đầu bán các bộ vest chuyên dành cho đi xin việc – đây được cho là khởi nguồn của văn hoá này. Ở một số quốc gia cũng có hình thức mặc vest khi đi xin việc nhưng việc có cả vest dành riêng cho đi xin việc có lẽ là chỉ có Nhật Bản mà thôi.

 

Thời gian biểu cho quá trình xin việc được quyết định

Ở Nhật, Liên đoàn Doanh nghiệp Nhật Bản là cơ quan quyết định thời gian biểu cho quá trình xin việc từ thời điểm bắt đầu tổ chức các ngày hội giới thiệu doanh nghiệp, giới thiệu việc làm đến thời gian bắt đầu tuyển dụng. Thời gian biểu không phải là một nghĩa vụ nên không phải tất cả các công ty tại Nhật đều phải tiến hành theo quy định này nhưng hầu hết kế hoạch tuyển dụng các sinh viên mới ra trường của các doanh nghiệp đều hơi giống nhau.

Cách viết sơ yếu lý lịch 

Tại một số quốc gia còn không có cả định nghĩa về sinh viên mới ra trường. Do đó sau khi tốt nghiệp đại học thời điểm bắt đầu đi xin việc đều hoàn toàn phụ thuộc vào quyết định của bản thân người đó. Vì thế sau khi ra trường mấy năm mà không đi xin việc ngay cũng hoàn toàn không ảnh hưởng đến đi xin việc sau này.

Thêm vào đó, nếu như ở Nhật có chế độ dành riêng cho các sinh viên mới tốt nghiệp thì ở các quốc gia khác dù là xin việc hay chuyển việc đều được tiến hành như nhau.

 

Entry Sheet hay các bài kiểm tra trên web

Không ít người nước ngoài cảm thấy ngạc nhiên với văn hoá nộp Entry Sheet hay các bài kiểm tra trên web. Cũng như nói ở trên do thời gian biểu cho xin việc được quyết định nên hàng năm vào cùng một thời điểm có rất nhiều sinh viên bắt tay vào quá trình xin việc.

Để lọc ra được sinh viên ưu tú trong rất nhiều ứng viên các bài test là một sự lựa chọn của doanh nghiệp 

Với những công ty được yêu thích thì số lượng ứng viên phải lên tới 10.000 người, việc phỏng vấn từng người là điều không thể. Do đó cần có những vòng chọn trước đó bằng cách xét Entry Sheet hoặc tiến hành các bài kiểm tra online trước. Thảo luận nhóm cũng là một hình thức được thực hiện với mục đích này.

 

Quá nhiều vòng phỏng vấn

Tại Nhật có phỏng vấn lần 1, phỏng vấn lần 2, phỏng vấn lần cuối… sau đó mới nhận Naitei nếu được lựa chọn. Do đó sinh viên có thể phải tới công ty đến 4 lần. Thêm vào đó nhiều công ty trước khi vào phỏng vấn lần cuối còn có cả phỏng vấn lần 3, lần 4.

Ngược lại ở nhiều nước chỉ cần phỏng vấn 1 lần là biết trượt hay đỗ. Mặc dù đất nước khác nhau thì cách làm cũng khác nhau nhưng nhiều người nước ngoài cho rằng việc đi lại nhiều như vậy vừa tốn kém chi phí vừa tốn thời gian đi lại.

Có một số lý do giải thích cho đặc điểm này. Thứ nhất, thời gian biểu cho quá trình xin việc được Liên đoàn Doanh nghiệp Nhật Bản quyết định, từ tháng 6 bắt đầu tuyển chọn nhưng từ tháng 10 mới được bắt đầu thông báo Naitei. Trong thời gian chưa biết đỗ hay trượt vì sợ sinh viên bị các công ty khác chọn mất nên cần phải có các vòng khác thêm ở giữa. Thứ hai, khi qua nhiều vòng thi doanh nghiệp không chỉ có cái nhìn rõ hơn về ứng viên mà còn là cơ hội để PR thêm về công ty của mình tới các ứng viên ưng ý. Cuối cùng đó là thay vì việc một lần đã nhận được Naitei ngay thì việc phải qua nhiều vòng mới nhận được Naitei sẽ là sự thúc đẩy cho sinh viên nỗ lực, cố gắng đạt được một điều gì đó.

 

Xin việc ở Nhật – Tìm hiểu về đặc điểm của Internship

Tại bài viết kì tới LocoBee sẽ tiếp tục giới thiệu về một số đặc điểm của quá trình xin việc ở Nhật mà đối với người nước ngoài những đặc điểm này còn “hơi lạ” nhé!

Văn hoá công ty Nhật

Cùng LocoBee tìm việc ở Nhật!

Theo Business Textbooks

Facebook