119 – số điện thoại khi cần gọi cấp cứu hay cứu hoả tại Nhật tiến hành hỗ trợ đa ngôn ngữ

Để chuẩn bị cho năm 2020 khi kì Đại hội thể thao Olympic Paralympic được tổ chức tại Nhật thì việc hỗ trợ thông dịch đa ngôn ngữ dành cho người nước ngoài là một vấn đề đang được các cơ quan địa phương, trung ương thuộc Cục Phòng cháy chữa cháy trên toàn quốc quan tâm.

Từ ngày 1 tháng 9, Cục phòng cháy chữa cháy cấp cao của thành phố Nonoichi (tỉnh Ishikawa) và thành phố Yufu (tỉnh Oita) đã tiến hành đưa vào sử dụng dịch vụ thông dịch đa ngôn ngữ 3 bên cho số điện thoại 119 (gọi khi cần cấp cứu hoặc cứu hoả). Đây là hệ thống hỗ trợ thông dịch đa ngôn ngữ với sự tham gia của người gọi là người nước ngoài, người thuộc cơ quan Phòng cháy chữa cháy và người hỗ trợ thông dịch. Dịch vụ được phục vụ 24/24 và 365 ngày/năm. Các ngôn ngữ hỗ trợ gồm có tiếng Anh, tiếng Trung, tiếng Hàn, tiếng Bồ Đào Nha, tiếng Tây Ban Nha, tiếng Thái, tiếng Việt Nam, tiếng Philipines, tiếng Pháp, tiếng Nga và tiếng Nepal – tổng cộng có 11 ngôn ngữ.

Từ trước đó đã có 9 địa phương đã tiến hành đưa vào sử dụng dịch vụ hỗ trợ đa ngôn ngữ như thành phố Nagoya (tỉnh Aichi), thành phố Atsugi (tỉnh Kanagawa), thành phố Sado (tỉnh Niigata). Theo thống kê vào thời điểm tháng 8 của 2 tháng gần nhất, tổng cộng có 38 lần dịch vụ đã được sử dụng nhằm hỗ trợ khi có người nước ngoài gọi đến.

Theo ý kiến từ những cán bộ sử dụng dịch vụ thuộc Cục Phòng cháy chữa cháy cũng như đội cứu trợ, không chỉ các ngôn ngữ chính như tiếng Anh, tiếng Tây Ban Nha, việc có các ngôn ngữ khác như tiếng Việt, tiếng Philipines, tiếng Nepal… và sự hỗ trợ 24/24 trong 365 ngày thực sự được đánh giá cao.

Theo công ty cung cấp dịch vụ này thì đến năm 2020 trên toàn quốc sẽ có 50 cơ sở thuộc các cơ quan tại địa phương, trung ương thuộc Cục Phòng cháy chữa cháy trên toàn quốc.

Số điện thoại liên lạc khẩn cấp tại Nhật Bản

 

Theo yamatogokoro

Facebook