Tỉ lệ tự cung cấp thực phẩm là chỉ số thể hiện trong số thực phẩm được tiêu thụ trong nước thì sản phẩm quốc nội chiếm bao nhiêu. Tỉ lệ tự cung cấp thực phẩm tổng hợp có tiêu chuẩn carolie quy đổi bằng năng lượng và tiêu chuẩn sản lượng quy đổi bằng kim ngạch, 2 chỉ tiêu này đều đang có xu hướng giảm trong thời gian dài.
Bộ Nông Lâm Thuỷ sản Nhật Bản cho biết, tỉ lệ tự cung cấp thực phẩm của năm 2018 theo tiêu chuẩn carolie đã giảm chỉ còn 37% so với năm 2017. Đây là kỉ lục về mất mùa thóc gạo trong lịch sử, còn thấp hơn cả năm 1993.
Nếu so với các nước phát triển như Mỹ (130%), Pháp (127%), Đức (95%), Anh (63%) thì tỉ lệ tự cung cấp thực phẩm của Nhật bản nằm ở mức thấp nhất.
Nguyên nhân chủ yếu là do thời tiết bất thường (thiếu ánh sáng mặt trời…) làm cho vùng sản xuất lớn nhất Nhật Bản là Hokkaido bị giảm sản lượng lúa mì và đậu tương. Bên cạnh đó sức tiêu thụ thịt bò và các sản phẩm sữa khá tốt nên phải tăng lượng nhập khẩu. Ngoài ra, do sự tăng lượng sản xuất mà lượng đường thành phẩm có tăng hơn trong khi giá rau lại giảm nên tỉ lệ tự cung cấp thực phẩm theo tiêu chuẩn sản lượng không thay đổi so với năm trước, giữ ở mức 66%.
Chính phủ Nhật Bản đặt mục tiêu tỉ lệ tự cung cấp thực phẩm theo tiêu chuẩn calorie sau 6 năm nữa (năm 2025) là 45%.
Tin tức liên quan đến thực phẩm Nhật Bản
Theo maff.go.jp
bình luận