Nhật Bản qua góc nhìn của tác giả truyện tranh người Singapore (kì 2)

Kì trước chúng ta đã cùng nhau tìm hiểu về xã hội Nhật Bản qua những bức vẽ của tác giả truyện tranh Eva. Lần này hãy cùng LocoBee tìm hiểu về văn hoá công sở và dịch vụ ở Nhật xem sao!

Văn hoá công sở

Singapore:

– Kelvin, chúng ta có 1 vị trí trống trong bộ phận bán hàng, anh có muốn thử không?

– Không ạ, tôi thích vị trí hiện tại của mình

Nhật Bản:

– Kelvin, anh sẽ chuyển sang bộ phận bán hàng vào tháng tới

– (cái gì???)

Mặc dù người Nhật rất thích họp để đưa ra những quyết định chung nhưng cũng có khi họ tự quyết định những việc quan trọng và chỉ báo cho nhân viên của mình kết quả cuối cùng nà không có thông báo gì trước cả.

 

Trong nhà vệ sinh ở các toà nhà văn phòng, nhất là nhà vệ sinh nữ thường sẽ trang bị tủ với nhiều ngăn không khoá. Bạn đừng quá ngạc nhiên khi thấy chị em mở tủ và lấy ra bàn chải, kem đánh răng, mĩ phẩm và đồ dành riêng cho phái nữ nhé, đây là một chuyện rất là… bình thường thôi ^^

 

Ở Singapore khi bạn cần danh thiếp mới bạn chỉ cần tới nói với bộ phận hành chính rồi điền vào mẫu đăng kí thì ở Nhật, chuyện bạn muốn có danh thiếp mới có khi cần nhận được sự đồng ý của CEO thì mới xong. Quả là hệ thống phân quyền cực kì minh bạch nhỉ ^^

 

Thay vì ăn uống và đánh giá món ăn ngon hay dở trong bữa tiệc, nếu có cơ hội người Nhật sẽ trao nhau “danh thiếp”. Tìm cơ hội ở mọi nơi, tìm đối tác ở mọi chỗ!

Dịch vụ

Ngành dịch vụ, đặc biệt là dịch vụ ăn uống ở Nhật được đánh giá rất cao vì thái độ niềm nở luôn tươi cười với khách hàng. Người bán hàng sẽ luôn luôn giải thích cặn kẽ cho từng khách hàng về sản phẩm, dịch vụ của mình chứ không phải thái độ kiểu “tự nhìn đi” như ở một số quốc gia khác.

 

Nếu đang đau đầu mà đi mua sắm ở Nhật chắc bạn sẽ đau đầu hơn vì người bán hàng nói quá nhiều. Chỉ riêng khâu thanh toán thôi cũng phải đủ theo thứ tự như: 1. Xin lỗi vì đã để quý khách chờ đợi (câu này thường nói ngay lúc đầu bạn thanh toán)

  1. Sản phẩm của quý khách có giá ??? yên
  2. Tôi đã nhận của quý khách ??? yên
  3. Đây là hoá đơn và tiền thừa của quý khách
  4. Cảm ơn quý khách, rất mong sẽ lại được đón tiếp quý khách

Những lúc như vậy chắc hẳn sẽ có nhiều người nhớ đến không khí “im lặng là vàng” khi mua hàng ở Singapore đấy!

 

Nhật Bản: khách hàng là thượng đế, bạn sẽ luôn được chào đón với những cái cúi mình và nụ cười của người bán hàng

Mỹ: người bán là thượng đế, bạn chỉ được di chuyển khi bạn nghe thấy người ta gọi đến lượt mình

Singapore: khách hàng và người bán đều là thượng đế, bạn thấy người bán hàng thái độ với mình ư, không mua nữa!

 

Thông thường giờ làm việc của các ngân hàng ở Nhật Bản là từ 9 giờ sáng đến 3 giờ chiều và không có giờ nghỉ trưa. À thứ Bảy và Chủ nhật là cũng là ngày nghỉ luôn. Vậy nên nếu có muốn làm thủ tục liên quan đến ngân hàng bạn cần tranh thủ giờ nghỉ trưa hoặc xin phép đi làm muộn hoặc nghỉ giữa giờ để đến nhé.

 

Cũng không sai khi nói rằng máy bán hàng tự động có mặt ở mọi chỗ mọi nơi trên khắp nước Nhật. Mà không chỉ bán nước, nó còn bán cả bánh kẹo, tạp chí, hay thậm chí là cả băng vệ sinh…

 

Khi đi ăn tại quán ăn hoặc nhà hàng nào đó ở Nhật thường bạn sẽ nhận được 1 chiếc khăn tay trắng sạch được làm lạnh hoặc nóng sẵn. Người ta dùng nó để làm sạch tay trước khi ăn (thậm chí có người còn dùng lau mặt lau cổ luôn), kể ra cũng vệ sinh đấy chứ nhỉ?

Nhật Bản qua góc nhìn của tác giả truyện tranh người Singapore (kì 1)

Thông tin v các d án ca Eva

Instagram

Facebook

Mua sách của Eva tại Việt Nam

 

Naoko (LOCOBEE)

* Bài viết được đăng ti vi s đng ý ca tác gi trong vic s dng hình nh và biên son. Vui lòng không sao chép hoc s dng khi chưa có s đng ý chính thc ca LOCOBEE.

Facebook