Evangeline Neo hay Eva là nữ tác giả truyện tranh người Singapore. Năm 2010 cô đã nhận được học bổng để theo học MBA (Thạc sĩ quản trị kinh doanh) tại đại học Waseda (Tokyo). Tác phẩm nổi tiếng của Eva mang tên “Eva, Kopi and Matcha” xuất bản năm 2014 ghi lại sự khác biệt về văn hoá giữa Singapore và Nhật Bản đã được xuất bản tại Indonesia và Việt Nam. Tác phẩm thứ hai “Eva Goes Solo” xuất bản năm 2016 nói về những kinh nghiệm của cô trong việc thích nghi với cuộc sống tại Nhật Bản. Tác phẩm thứ ba “Eva, Kopi and Matcha 2.0” xuất bản năm 2017 đã được phát hành tại Mỹ, Malaysia, Việt Nam và Indonesia. Tác phẩm mới nhất “A Manga Lover’s Tokyo Travel Guide” sẽ được lên kệ trên thế giới vào năm 2019.
Với niềm đam mê văn hoá và ẩm thực Nhật Bản, những câu chuyện nhỏ về Nhật Bản của Eva đã giúp cho những người chưa bao giờ đến Nhật hình dung ra được một đất nước thú vị với nhiều điều khác biệt. Hãy cùng LocoBee khám phá ngay sau đây!
Trên tàu điện
Singapore: thấy ghế trống là mọi người nhào tới
Nhật Bản: ghế kệ ghế, làm việc của mình đã
Việc ngồi ngay vào ghế trống hay có ghế trống mà không ngồi ở Nhật Bản thường phụ thuộc vào thời gian trong ngày, tuyến tàu… Ví dụ trên những tuyến đông như Yamanote vào giờ đi làm hoặc giờ tan tầm mọi người sẽ ngồi vào ghế ngay khi nó trống. Ngược lại giờ bình thường trong ngày bạn sẽ thấy là mặc dù có ghế trống nhưng vẫn có người lựa chọn đứng ở cửa ra vào…
Nhật Bản: trẻ em ngoan ngoãn ngồi hoặc đứng tại chỗ của mình
Singapore: trẻ em cười đùa, leo trèo…
Không khó để bắt gặp trẻ em đi một mình hoặc đi theo nhóm mà không có người lớn trên tàu điện ở Nhật Bản. Đây là một phần trong cách giáo dục tự lập cho trẻ em. Đương nhiên các em sẽ luôn được trang bị những thứ để bảo vệ bản thân như còi, điện thoại khẩn cấp, các điểm bảo vệ trẻ em ngay trong khu dân cư…
Trên xe buýt
Singapore và Nhật Bản: sẽ có người thông báo đã đến bến cuối nếu bạn lỡ ngủ quên
Mỹ: hãy cẩn thận vì nguy hiểm luôn rình rập
Xe buýt ở Nhật khá an toàn và ít khi có chuyện người đi xe buýt bị kẹp cửa hay ngã bất ngờ vì xe đột ngột di chuyển như ở Việt Nam. Chưa kể là trên xe có hẳn một khu vực dành cho người đi xe lăn. Nếu có lần nào đi xe buýt mà có người lên hoặc xuống đi xe lăn bạn sẽ thấy rất bất ngờ về dịch vụ dành cho người khuyết tật tại Nhật đấy!
Thiên nhiên
Đi bộ ở Nhật: mát mẻ sảng khoái
Đi bộ ở Singapore: nóng chảy cả người
Ở Nhật Bản đâu đâu cũng thấy cây cối hoa lá, người ta tận dụng mọi chỗ mọi nơi có thể để trồng cây. Tính ra mỗi khu phố lại có một vài công nhiên nho nhỏ có ghế hoặc kết hợp làm sân chơi cho trẻ em.
Công viên ở Nhật: cây xanh bóng mát không khí trong lành
Đi bộ ở Singapore: đang sửa chữa, đang xây dựng
Có thể nói là mùa nào trong năm cũng có thể ghé qua công viên ở Nhật. Mỗi mùa lại có hoa nở tương ứng cùng các hoạt động vui chơi giải trí thích hợp.
Xăm mình
Ở các nước khác: bạn có hình xăm thật “ngầu”
Nhật Bản: xin lỗi bạn không được vào
Do ảnh hưởng từ suy nghĩ cứ xăm mình sẽ là người trong băng nhóm tội phạm (yakuza) nên các nhà tắm công cộng, suối nước nóng ở Nhật thường không tiếp đón người có hình xăm. Đây cũng là điều bạn nên lưu ý nếu đi du lịch ở đây.
Chức năng chụp ảnh
Điện thoại bình thường: có thể tắt tiếng
Điện thoại ở Nhật: không thể tắt tiếng
Cùng là một dòng điện thoại nhưng chức năng chụp ảnh của điện thoại mua tại Nhật luôn phát ra tiếng khi chụp, kể cả bạn có để máy về chế độ không âm lượng. Vậy nên nếu mua điện thoại tại Nhật bạn hãy lưu ý nhé.
Cửa hàng tiện lợi
Nếu như ở các nước khác cửa hàng tiện lợi là nơi để mua đồ dùng sinh hoạt, đồ ăn nước uống thì ở Nhật Bản cửa hàng tiện lợi còn có thêm góc để tạp chí người lớn. Ngành công nghiệp người lớn ở đất nước mặt trời mọc khá phát triển nên người ta cũng “ưu ái” với các sản phẩm của nó khi dành riêng một chỗ để trưng bày.
Mang gì về khách sạn khi đi du lịch
Đông Nam Á: làn da bánh mật
Nhật Bản: hàng hoá và hàng hoá
Hàn Quốc: diện mạo mới
Chắc có lẽ không ai đến Nhật du lịch mà lại không mua sản phẩm của nơi đây về để dùng hoặc làm quà. Phụ nữ thì mỹ phẩm, mặt nạ, thực phẩm chức năng… Đàn ông thì đồng hồ… Sản phẩm xuất xứ từ Nhật Bản và là hàng nội địa luôn được đánh giá cao về chất lượng mặc dù giá thành đôi khi cũng “chát”.
Phân loại rác
Nhật Bản: phân loại rác sinh hoạt, rác nhựa, giấy, chai lọ…
Singopre: tất cả chung 1 thùng
Phân loại rác đúng cách là điều đầu tiên bạn cần biết khi đến sống ở Nhật Bản. Thông thường thùng rác ở nhà ga cũng chia làm 3 loại như: rác cháy được, rác giấy, chai lọ. Tuỳ từng khu vực, thành phố mà quy định xử lí rác sẽ khác nhau.
Cách phân loại rác và vứt rác đúng ở Nhật Bản
Nhà vệ sinh
Nhật Bản: sạch sẽ
Malaysia: bốc mùi, rỉ nước…
Nhà vệ sinh ở Nhật luôn được cọ rửa dọn dẹp thường xuyên để đảm bảo sức khoẻ cho mọi người. Có những nơi còn trang bị cả máy bán băng vệ sinh cho chị em phụ nữ hay có nguyên phòng trang điểm ở bên cạnh.
Bạn biết gì về nhà vệ sinh với công nghệ Nhật Bản?
Giáng sinh
Nếu như ở Mỹ và Singapore mọi người đón Giáng sinh bằng gà tây, thịt nguội thì ở Nhật Giáng sinh chính là KFC. Nghe rất buồn cười đúng không nhưng mà có lí do đằng sau cả đó nhé!
Tìm hiểu về lễ Giáng Sinh tại Nhật Bản
Thông tin về các dự án của Eva
Naoko (LOCOBEE)
* Bài viết được đăng tải với sự đồng ý của tác giả trong việc sử dụng hình ảnh và biên soạn. Vui lòng không sao chép hoặc sử dụng khi chưa có sự đồng ý chính thức của LOCOBEE.