Từ tháng 4 năm 2019, Nhật Bản đã bắt đầu thực hiện chính sách Luật Xuất nhập cảnh sửa đổi. Trong đó là sự ra đời của visa Kĩ năng đặc định nhằm thu hút lao động người nước ngoài tới làm việc tại Nhật. Các Đảng của Nhật thì ra sức công bố rằng xây dựng một xã hội cộng sinh nhưng thực tế đơn vị trực tiếp tiếp xúc với người lao động lại là các địa phương, khu tự trị hay các lớp dạy học tình nguyện. Những đơn vị này đã hết sức không hài lòng. Tại sao như vậy?
Hỗ trợ giảng dạy
Theo Bộ Y tế, Lao động và Phúc lợi xã hội Nhật Bản, trên toàn quốc có 1460.000 người lao động nước ngoài (tính đến thời điểm tháng 10 năm 2018) tăng 3 lần trong vòng 10 năm. Trong đó có 40% là lao động với tư cách là thực tập sinh kĩ năng.
Với tư cách lưu trú mới – Kỹ năng đặc định, kế hoạch của chính phủ Nhật Bản đó là trong vòng 5 năm sẽ tiếp nhận 345.000 người lao động nước ngoài ở 14 loại hình ngành nghề. Thêm vào đó thời điểm hồi tháng 6 năm nay, theo Luật xúc tiến giáo dục tiếng Nhật chính phủ và chính quyền địa phương có nghĩa vụ nâng cao chất lượng ngôn ngữ cho người lao động.
Tuy nhiên để cho người lao động có thể yên tâm sống và làm việc tại Nhật thì sự chuẩn bị về cơ sở vật chất chưa thực sự đạt yêu cầu. Tại một lớp dạy tiếng Nhật ở Kyoto có 20 học viên là những thực tập sinh Việt Nam đang làm việc gần đó. Người dạy là tình nguyện viên. Ngoài việc cho mượn địa điểm thì địa phương không có sự hỗ trợ nào thêm.
Tìm hiểu về 14 ngành nghề thuộc đối tượng xét visa kĩ năng
Hỗ trợ đời sống
Thêm vào đó chính phủ Nhật cũng quyết định thành lập Trung tâm trao đổi một cổng tổng hợp Cộng sinh đa văn hoá (多文化共生総合相談ワンストップセンター) nhằm giải quyết bằng 11 ngôn ngữ khác nhau về những vấn đề vướng mắc liên quan đến cuộc sống hay các thủ tục hành chính. Tuy đã hình thành cơ cấu các đơn vị tự trị sẽ nhận trợ cấp từ nhà nước nhưng tính đến thời điểm hạn chót là tháng 3 năm nay trong 111 đơn vị tự trị thì chỉ có 68 đơn vị tiến hành đăng kí tham gia.
Thực tế là tại những đơn vị tự trị có quy mô nhỏ nằm ngoài diện nhận trợ cấp từ chính phủ số người dân là lao động nước ngoài đang tăng lên. Ví dụ như ở thành phố Matsubara (Osaka) có tiếp nhận những yêu cầu tư vấn liên quan đến giáo dục và y tế từ người lao động nước ngoài nhưng ngôn ngữ hỗ trợ lúc này mới chỉ có tiếng Anh. Tại đây trong 3 năm qua số người dân là lượng lao động Việt Nam đã tăng lên 2 lần nhưng hỗ trợ họ chỉ mới có các tình nguyện viên trong việc phiên dịch.
Thực sự để lao động người nước ngoài có thể an tâm sống và làm việc, chính phủ Nhật cần phải thi hành một cách triệt để hơn về mọi mặt.
Theo Nikkei