Người mắc chứng đãng trí mất tích – vấn đề của xã hội Nhật

Cảnh sát Nhật Bản mới đây đã thông báo về số trường hợp báo mất tích của người bị chứng đãng trí. Đến năm 2018, số ca mất tích đạt con số 16.927 người, tăng 1.064 người so với năm 2017. Thêm vào đó đây là năm thứ 6 con số này tăng liên tục tính từ thời điểm bắt đầu thống kê vào năm 2012.

Tính theo giới tính

5 địa phương xảy ra nhiều nhất:

Tính cả số ca báo mất tích từ năm 2017 trở về trước, trong năm 2018 đã tìm ra 16.866 ca. Trong đó, cảnh sát hay người đi báo tìm được 16.227 ca, số người đi lạc được xác nhận đã tử vong là 508 ca và có 131 ca người báo xin được rút hồ sơ. Cảnh sát cũng cho biết trong năm 2018 có 197 ca hiện vẫn chưa tìm thấy tung tích.

Ngoài mất tích do chứng đãng trí, trong năm 2018 số ca mất tích tăng 3.112 người lên 87.962 người. Trong đó nguyên nhân do bệnh tật bao gồm cả chứng đãng trí là 26,5%, quan hệ gia đình chiếm 16,9%, do sự nghiệp/công việc là 12,5%… Độ tuổi từ 20 ~ 30 chiếm tỉ lệ cao nhất và chủ yếu là do thất bại trong sự nghiệp/công việc (30%).

Khi mà vấn đề già hoá dân số của Nhật ngày càng trở nên trầm trọng thì có thể dự đoán số trường hợp mất tích do chứng đáng trí sẽ tăng lên. Đây là thời điểm đòi hỏi phải có sự phối hợp giữa cơ quan cảnh sát và các địa phương, khu tự trị trên toàn quốc.

Tìm hiểu về Hikikomori – vấn đề nhức nhối của xã hội Nhật Bản

 

Theo Mainichi Shinbun 

Facebook