Trên các bản tin về động đất người ta thường sử dụng 2 thuật ngữ để chỉ cường độ là magnitude (マグニチュード) và shindo (震度). Vậy sự khác nhau giữa 2 khái niệm này là gì?
Khái niệm
- Magnitude: chỉ độ lớn (quy mô) của trận động đất
- Shindo: chỉ độ mạnh của sự rung lắc tại nơi mà chúng ta đang sống ngay thời điểm động đất xảy ra
Mối liên quan
Một trận động đất có magnitude nhỏ nhưng khoảng cách đến tâm chấn là gần thì mặt đất sẽ bị rung lắc mạnh, dẫn đến shindo lớn. Ngược lại, một trận động đất có magnitude lớn nhưng khoảng cách đến tâm chấn là xa thì mặt đất sẽ ít bị rung lắc, dẫn đến shindo nhỏ.
Đơn vị của magnitude
Magnitude tăng 1 thì năng lượng của động đất tăng 32 lần. Động đất có magnitude 8 có năng lượng của 32 phần động đất magnitude 7.
Độ lớn của động đất | Magnitude Mj |
Động đất vô cùng nhỏ | <1 |
Động đất rất nhỏ | 1~3 |
Động đất nhỏ | 3~5 |
Động đất trung bình | 5~7 |
Động đất lớn | >7 |
Động đất siêu lớn | 8 |
Đơn vị của shindo
Tại Nhật, shindo được biểu hiện theo 10 cấp:
- 0: mọi người không cảm nhận được sự rung lắc
- 1: có người cảm nhận được sự rung lắc trong phòng yên tĩnh
- 2: nhiều người cảm nhận được sự rung lắc trong phòng yên tĩnh
- 3: hầu hết mọi người cảm nhận được sự rung lắc trong phòng
- 4: đồ treo như bóng đèn bị rung lắc mạnh, có vật bị rơi đổ
- 5-: sách, bát đĩa rơi khỏi giá, đồ đạc trong nhà tự động di chuyển
- 5+: không cầm nắm được đồ vật, di chuyển khó khăn, nhiều sách vở bát đĩa rơi khỏi giá, tường gạch đổ vỡ…
- 6-: con người không thể đứng trên mặt phẳng, đồ vật di chuyển rơi vỡ, cửa không mở được, cửa kính vỡ, cây đổ…
- 6+: con người không thể bò hoặc di chuyển, có thể bị văng ra khỏi chỗ, cây đổ, lở đất, có khả năng sập nhà gỗ…
- 7: khả năng sập nhà gỗ cao, nhà xây bằng bê tông bị rạn nứt…
Ảnh: 気象庁
Cần làm gì khi xảy ra động đất tại Nhật Bản
Tổng hợp Naoko (LOCOBEE)
* Bài viết thuộc bản quyền của LOCOBEE. Vui lòng không sao chép hoặc sử dụng khi chưa có sự đồng ý chính thức của LOCOBEE.