Hikikomori – vấn đề của xã hội Nhật Bản

Bạn đã nghe thấy từ ”Hikikomori” bao giờ chưa? Đây là một hiện tượng, một vấn đề mà xã hội Nhật Bản đang phải đối mặt.

Thực trạng những đứa trẻ bị ngược đãi không thể xuất viện vì không có nơi để về!

Hikikomori không phải là một căn bệnh. Nó là từ dùng để chỉ hiện tượng những cá nhân không tiếp xúc với bất kì ai ngoài xã hội từ 6 tháng liên tục trở lên. Họ giam mình trong phòng và chỉ liên hệ duy nhất với người thân trong gia đình (trường hợp nặng kể cả người thân trong gia đình cũng không).

 

Thực trạng

Theo thống kê mới đây nhất của Nội các Nhật Bản, số trường hợp Hikikomori ở độ tuổi từ 40 đến 64 tuổi ước tính trên 610.000 người. Ở kết quả của lần khảo sát trước số trường hợp Hikikomori ở độ tuổi từ 15 đến 39 là trên 54.000 người.

Trong các trường hợp có 21% người đã bị từ 3 đến 5 năm, từ 5 năm trở lên chiếm hơn một nửa. Có thể nhận định càng ngày thời gian giam mình của những người là Hikikomori càng dài hơn.

Nguyên nhân dẫn đến tình trạng tự giam mình của người từ 39 tuổi trở xuống là do họ không tới trường, không hoà nhập với môi trường làm việc, bỏ việc và trong đó nhiều nhất là các mối quan hệ với mọi người xung quanh không mấy thuận lợi, bị bệnh.

 

Nỗi bất an của gia đình

Nỗi lo của cha mẹ khi có con là Hikikomori ở độ tuổi trung niên lớn dần lên theo năm. Chia sẻ của một người cha (75 tuổi) có con ở tình trạng Hikikomori (49 tuổi) “tôi rất lo lắng cho tương lai của con trai, đêm tôi cũng không thể nào ngủ được”. Người con trai của bác do áp lực học hành nên từ cấp 2 đã không tới trường nữa. Sau đó anh có đi làm thêm nhưng từ khi hơn 20 tuổi anh đã bắt đầu giam mình lại như bây giờ.

Số trường hợp cha mẹ già sống cùng con ở tình trạng giam mình như vậy khá nhiều trên nước Nhật. Chi phí cuộc sống hàng ngày đều phụ thuộc vào tiền lương hưu của cha mẹ già. Có nhiều hoàn cảnh với số tiền lương hưu ít ỏi, cuộc sống cả gia đình vô cùng khó khăn và cứ như thế họ trở nên tách biệt, cô lập với xã hội.

Trẻ em mang quốc tịch nước ngoài và chuyện đi học ở Nhật 

 

Tiếng nói của chuyên gia

Tình trạng số lượng Hikikomori ở độ tuổi từ 40 tuổi nhiều như vậy là do họ là những người sinh ra ở giai đoạn Baby boom (thời kì bùng nổ trẻ sơ sinh) lần thứ 2 nên nhiều hơn các độ tuổi khác cũng là điều có thể dự đoán được. Nguyên nhân chính là do họ phải làm công việc mà mình không thực sự yêu thích, cứ ở trong tình trạng bất mãn với công việc làm cho họ thấy bị cô lập với xã hội. Chính phủ cần có những chính sách hỗ trợ kịp thời không chỉ đối với người trẻ tuổi mà là toàn bộ các đối tượng. Không chỉ đơn giản là giải quyết vấn đề việc làm mà còn cần tạo ra một môi trường cho những người này cảm thấy được an tâm sinh sống.

Tìm hiểu về Hikikomori – vấn đề nhức nhối của xã hội Nhật Bản

 

ZEN (LOCOBEE)

* Bài viết thuộc bản quyền của LOCOBEE. Vui lòng không sao chép hoặc sử dụng khi chưa có sự đồng ý chính thức của LOCOBEE.

Facebook