Hiện tượng “Thôi việc vì chuyển công tác” – Tenkin rishoku đang xảy ra liên tiếp tại Nhật Bản. Lý do của việc này đó là hiện tại ở các công ty Nhật Bản chế độ chuyển công tác vẫn là một trong những chính sách nhằm mục đích rèn luyện nhân tài, phát triển tổ chức. Tuy nhiên, nhân viên nhận được lệnh chuyển công tác sẽ phải sống xa gia đình làm cho họ không thể nuôi dạy con cái hay chăm sóc bố mẹ buộc họ phải thôi việc.
Trong bối cảnh này Bộ Y tế, Lao động và Phúc lợi xã hội Nhật Bản vào năm 2017 đã xem xét lại chế độ chuyển công tác và thành lập những hướng dẫn cụ thể liên quan đến vấn đề này nhằm kêu gọi doanh nghiệp thực hiện.
Về việc sử dụng chế độ điều chuyển công tác như một cách làm nhằm đào tạo nhân tài, Bộ đã nghĩ tới một số phương pháp mà không cần phải chuyển công tác. Ngoài ra, phía doanh nghiệp cần phải có những hoạt động như nắm rõ ý định của nhân viên, hoàn cảnh gia đình, rõ ràng trong quy định về số lần chuyển công tác và thời gian điều chuyển, thông báo cho các nhân viên trong công ty cùng biết. Ngoài ra doanh nghiệp cần thông báo sớm để nhân viên có thể chủ động.
Ngoài ra Bộ Y tế, Lao động và Phúc lợi xã hội Nhật Bản cũng có những động thái nhằm xây dựng chế độ mà người lao động có thể có quyền hoãn thời gian chuyển công tác hay huỷ bỏ chế độ chuyển công tác (đi kèm với chuyển nhà) ở một bộ phận các doanh nghiệp.
Trưởng phòng Nghiên cứu Việc làm – Tuyển dụng ông Okubo cho biết “Các doanh nghiệp cần nỗ lực trong việc giảm thiểu số lượng nhân viên phải chuyển công tác và nhận được sự đồng ý về quyết định từ phía người lao động”.
Bất mãn [/su_heading]
Tháng 3, tháng 4 thường là tháng khép lại một năm tài chính của công ty đặc biệt là các doanh nghiệp lớn. Những quyết định về chuyển công tác cũng thường được đưa ra vào thời điểm này. Trên mạng SNS có rất nhiều người thể hiện sự bất mãn.
“Vì là quyết định của công ty nên chồng tôi không còn cách nào khác. Con gái lớn vì không muốn chia tay bạn bè, không muốn chuyển trường nên bảo bố đi một mình đi. Giờ tôi không biết phải làm thế nào!”
“23 năm trời tôi đã làm việc ở công ty, vì không thể làm theo lệnh chuyển công tác nên tôi đã nghỉ việc. Tôi phải chăm sóc bố mẹ nên không thể rời đi được”.
“Vì chồng chuyển công tác nên cùng một lúc con tôi lại phải tìm nhà trẻ mới, còn tôi thì mất việc làm”.
“Vì tôi mà vợ đã phải bỏ việc. Chuyển công tác đã làm nhà tôi ảnh hưởng rất nhiều. Cả nhà ai cũng khóc nhiều lắm”.
“Vì kế hoạch của công ty mà chỗ sinh sống của chúng tôi cũng bị thay đổi, đó chẳng khác gì xâm phạm quyền con người”.
…
Wellness – cơ hội làm việc rộng mở trong ngành chăm sóc sức khoẻ tại Nhật Bản
Nguồn: NHK