Quá trình tìm việc truyền thống của các sinh viên đại học Nhật Bản là tham gia vào các buổi hội chợ việc làm, gửi đơn ứng tuyển, tham gia các vòng thi tuyển.
Ngày nay khi mà điện thoại thông minh ngày càng trở nên phổ biến với những sự cải tiến không ngừng thì việc tìm kiếm thông tin việc làm của sinh viên cũng thay đổi. Do đó, phía doanh nghiệp cũng cần có sự xem xét để cải cách chế độ cũng như chiến lược tuyển dụng của công ty mình. Có thể nói đây là thời đại của “Tuyển dụng kĩ thuật số”.
Smartphone trở thành công cụ hiển nhiên của quá trình xin việc
Vào tháng 1 năm nay, tại một sự kiện liên quan đến việc làm được tổ chức bởi Mynavi, một doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực tìm việc, những phóng viên của NHK đã nhìn thấy rõ sự thay đổi khá rõ rệt. Gần 1/2 số sinh viên tới sự kiện mặc trang phục tự do. Hầu hết mọi người chăm chú vào chiếc smartphone của mình.
Sinh viên cho biết bây giờ chiến trường chính để có thể thu thập được thông tin tuyển dụng đó là trên điện thoại thông minh. Những thông tin này của các công ty mà sinh viên có nguyện vọng thi truyển đều được đăng lên các mạng truyền thông xã hội như Instagram hay Twitter.
Câu chuyện của NTT DATA
Câu chuyện này cũng có thể nhìn thấy ở công ty mảng Thông tin viễn thông NTT DATA. Hàng năm công ty thường tổ chức tuyển dụng 400 sinh viên mới ra trường. Trước đây, doanh nghiệp này cũng đã áp dụng hình thức tổ chức các buổi hội chợ việc làm và tìm kiếm các ứng viên. Tuy nhiên, kể từ năm nay NTT DATA đã đưa vào sử dụng một công cụ công nghệ. Công cụ này cho phép nắm bắt sự quan tâm của sinh viên dành cho doanh nghiệp dựa trên những phân tích về hành vi của họ trên mạng internet. Đối tượng đó chính là trang tuyển dụng hoặc thư điện tử được gửi đi từ Phòng Nhân sự, dựa vào số lượng nhấp chọn của sinh viên để quy ra điểm.
Ví dụ, nếu truy cập vào trang tuyển dụng thì tương đương với 5 điểm, mở thư tương đương với 10 điểm, click chọn các link trong thư, xem cả video về giới thiệu doanh nghiệp tương đương với 20 điểm. Điểm số càng cao càng thể hiện sự quan tâm tới doanh nghiệp. Mục đích của chiến lược này là xem xét kỹ lưỡng việc sinh viên có thực sự quan tâm tới công ty không.
Phòng Nhân sự của NTT DATA cũng tiến hành lập tài khoản trên Twitter nhằm gia tăng sự tiếp xúc với sinh viên. Tại chiến lược mới này, NTT DATA muốn xem xét lại hình thức tuyển dụng đã được áp dụng từ trước tới nay, đối với những sinh viên có sự quan tâm to lớn đối với doanh nghiệp thì sẽ tiến hành gửi các thông tin cụ thể hơn về tuyển dụng.
Theo NTT DATA, thực ra hệ thống này được phát triển dành cho mảng marketing doanh nghiệp để có thể nắm bắt được sự quan tâm của khách hàng. Tuy nhiên nó lại đang được dùng để phục vụ cho hoạt động tuyển dụng. Hiện tại có 10 doanh nghiệp lớn đã đưa vào sử dụng hệ thống này.
Hình thức kết nối cũng thay đổi [/su_heading]
Một công ty start up có tên gọi Talent Cloud đã phát triển một dịch vụ cho phép doanh nghiệp và sinh viên không chỉ được kết nối với nhau trong mùa tìm việc mà còn cả trong dài hạn. Thời điểm tháng 1 năm nay đã có khoảng 200 doanh nghiệp tham gia vào trang này.
Không phải là nút “Ứng tuyển” (応募ボタン) mà là nút “Theo dõi” (フォローボタン), sinh viên có thể nhìn thấy thông tin về doanh nghiệp mình đã chọn theo dõi trên dòng thời gian của mình, thêm vào đó còn có giao diện chat để có thể liên lạc được với doanh nghiệp.
Điểm đặc trưng của ứng dụng này đó là việc chỉ khi cần xem thông tin, mở nó ra và sinh viên sẽ nhận được thông tin từ trên SNS.
Bây giờ là thời đại nếu như không sử dụng công cụ kĩ thuật số thì doanh nghiệp không thể tìm kiếm được nhân tài, người tìm việc thì không gặp gỡ được với những doanh nghiệp tốt. Kĩ thuật số có thể nói là điều trở nên tất yếu trong hoạt động tìm kiếm và cung cấp việc làm. Tuy nhiên điều không thay đổi đó chính là ấn tượng tại lần gặp mặt trực tiếp là điều ảnh hưởng, quyết định đến kết quả tuyển dụng.
Chế độ tiến hành tuyển dụng cùng lúc các sinh viên mới ra trường tại Nhật Bản
Theo NHK
* Bài dịch thuộc bản quyền của LOCOBEE. Vui lòng không sao chép hoặc sử dụng khi chưa có sự đồng ý chính thức của LOCOBEE.