Dịch vụ chia sẻ (cho mượn) pin di động đang ngày càng phát triển rộng rãi. Tổng công ty điện lực Tokyo (TEPCO Holdings) vào mùa xuân năm nay sẽ tiến hành dịch vụ chia sẻ pin di động tại các địa điểm như nhà ga, quán ăn. Dự định đến năm 2020 công ty này sẽ thiết lập 10.000 điểm. Hiện Lawson cũng đang lên kế hoạch về việc xây dựng 1.000 điểm bằng việc liên kết với công ty startup INFORICH. Với những nỗ lực như vậy, các doanh nghiệp mong muốn tạo được sự tiện ích cho khách hàng nhất là khi lượng du khách tới Nhật sẽ tăng vào sự kiện Đại hội thể thao Tokyo 2020.
Dự định và căn cứ thành lập dịch vụ
Từ mùa hè năm 2018, TEPCO (công ty con của TEPCO Holdings) đã tiến hành thí điểm bằng việc lắp đặt các thiết bị chuyên dụng giống như hệ thống máy bán hàng tự động tại các nhà ga, quán ăn. Người dùng sau khi điền địa chỉ email, thực hiện thanh toán bằng thẻ tín dụng là có thể mượn pin di động. Chỉ với 300 yên (tương đương 60 nghìn đồng) cho 1 lần mượn, người dùng có thể nạp đầy pin điện thoại của mình và có thể trả lại pin tại bất cứ địa điểm có máy chuyên dụng dành cho dịch vụ này (không nhất thiết phải là địa điểm đã mượn máy).
Từ việc áp dụng thí điểm, TEPCO đã xác định được nhu cầu nhất định của thị trường về dịch vụ này. Chính vì thế, từ tháng 4 năm 2019, dịch vụ này chính thức được thành lập. Dự định trong năm 2019 sẽ thiết lập 4.000 đơn vị và cho đến hết năm 2020 mục tiêu sẽ đưa vào phục vụ người dùng tại 10.000 đơn vị.
Bối cảnh
Những dòng điện thoại thông minh thiết kế cho việc chơi game với độ nét cao của màn hình đang rất được yêu thích. Tuy nhiên do mức độ tiêu thụ điện lớn làm cho nhu cầu sạc khi đi ra ngoài của người dùng tăng lên. Bên cạnh đó, khi mà kỷ nguyên tiếp theo của công nghệ truyền thông không dây tốc độ cao “5G” được đưa vào sử dụng thì mong muốn sử dụng dịch vụ sạc pin di động an toàn, chất lượng và tiện lợi là điều hoàn toàn có thể nhìn thấy được.
Thêm vào đó, do quá khứ có hàng loạt các vụ tai nạn liên quan đến nổ pin điện thoại nên Bộ Kinh tế, Thương mại và Công nghiệp Nhật Bản đã xem xét về việc xây dựng quy định mới về tiêu chuẩn an toàn đối với các pin di động. Kể từ tháng 2 năm nay, chỉ có các pin có dấu “PSE” mới được bán trên thị trường.
Thêm một ưu điểm của dịch vụ này đó là ngày cả khi xảy ra thiên tai, thảm hoạ cũng có thể sử dụng. Bài toán hiện nay đó chính là làm thế nào để tăng cường nhận thức của người dùng về dịch vụ và bảo đảm lợi nhuận khi cung cấp loại hình dịch vụ này.
Trung Quốc là một trong những quốc gia tiêu biểu đang phát triển mạnh mẽ loại hình dịch vụ chia sẻ pin di động. Tính tiện lợi khi mà người dùng không phải mang theo một pin dự phòng khi ra bên ngoài. Thêm vào đó, các nhà hàng có dịch vụ này có xu hướng thu hút được nhiều khách hàng tới cửa hàng hơn so với khi không sử dụng. Theo thống kê, Trung Quốc đã và đang đưa vào sử dụng 10 triệu địa điểm có thể sử dụng dịch vụ chia sẻ pin di động.
Tham khảo: Nikkei