Cảnh báo nguy cơ nhiễm độc chì ngày càng tăng

Nhiễm độc chì (鉛中毒 – namarichudoku) có thể được biểu hiện bằng các triệu chứng như đau bụng dữ dội, tê liệt thần kinh… Vào thời Edo, có khá nhiều phụ nữ đã nói về các triệu chứng trúng độc bao gồm “chì” nằm trong son phấn trang điểm. Hầu hết mọi người đều nghĩ rằng “nhiễm độc chì” không liên quan đến họ. Tuy nhiên sự thực thì không phải như vậy.

 

Đối phó với nhiễm độc chì đang lan rộng

Có thông tin nói rằng hiện nay các công ty cầu đường và các công ty xây dựng đang tăng cường các biện pháp mà thông qua đó dẫn đến “nhiễm độc chì”. Phóng viên của đài NHK đã thực hiện sắp xếp phỏng vấn liên tục từ tháng 8/2018 nhưng đa số đều bị từ chối với lí do là phiền phức hoặc công việc bận rộn, có công ty sau khi nghe xong cụm từ “nhiễm độc chì” đã tỏ thái độ khá gay gắt. Mãi đến tháng 11, phóng viên mới hẹn được lịch phỏng vấn từ NEXCO East Japan, địa điểm là gần ngã ba Chiba East trên đường Keiyo tại quận Chuo thành phố Chiba. Theo sự hướng dẫn, phóng viên phải mặc quần áo bảo hộ và đeo mặt nạ.

 

Công việc của các công nhân là bóc lớp sơn cũ của trụ cầu với chiều dài khoảng 300m. Khoảng 30 công nhân chia làm các nhóm 4 người để làm việc. Ngay khi bước vào là mùi sơn nồng nặc xộc vào mũi. Phần màu đen trên trụ cầu là sắt bị rỉ sét, phần màu đỏ là sơn có chứa chì. Vì sơn thường sẽ bị tróc sau khoảng 30 năm nên người ta phải thực hiện công việc sơn mới lại. Công việc sơn lại có nguy cơ làm tán xạ chì vào trong không khí. Tại đây có một nhân viên chuyên thực hiện biện pháp đối phó kép nhằm tránh mọi người hít phải chì như vứt kính bảo hộ trên mặt nạ chuyên dụng, thay mới quần áo, găng tay mỗi ngày. Một bộ đồ bảo hộ có giá khoảng vài chục nghìn yên.

 

Chì ở đâu? Tại sao lại có rủi ro?

Chì là chất hoá học độc hại nhưng có tính chống ăn mòn cao. Do đó nó được trộn với sơn để chống rỉ sét cho trụ cầu của đường cao tốc và đường sắt. Thông thường người ta sẽ phải sơn nhiều lớp lên vật liệu cần che phủ và sơn có chứa chì sẽ là lớp nằm ở trong cùng. Lớp sơn có chứa chì sẽ giúp tăng độ bền của sắt lên, giúp kéo dài thời gian sử dụng của cơ sở hạ tầng, hiện tại sơn có chứa chì được sử dụng khá phổ biến.

Do những tổn hại về sức khoẻ cho những người vô tình hít phải mà “Hiệp hội sơn Nhật Bản” đã tự nguyện ngừng sử dụng các sản phẩm này từ năm 1996. Tuy nhiên vẫn còn một số nơi vẫn đang sử dụng và hướng tới năm 2020 sẽ ngừng sử dụng hoàn toàn. Hiện nay do nhu cầu sửa chữa các toà nhà cũ ngày một tăng khiến nguy cơ nhiễm độc chì cũng theo đó mà tăng lên.

 

Nhiễm độc chì là gì? Con số đáng báo động

Nhiễm độc chì xảy ra do hít phải chì trong không khí hoặc do bàn tay bị dính phải chì. Chì tích tụ trong cơ thể có thể làm tê liệt chân tay, co rút cơ bắp… gây đau dữ dội, trường hợp xấu nhất dẫn tới tử vong.

Năm 2014 đã xảy ra 1 vụ nhiễm độc chì với 14 công nhân làm công việc sửa chữa đường cao tốc tại Tokyo. Trong vòng 10 năm từ 2003 đến 2013 số ca nhiễm độc chì tăng từ 1.100 người lên 1.500 người. Năm 2014 là 2.500 người, gấp 4 lần so với năm 2013.

 

Các trường hợp nghi nhiễm độc chì

Xét nghiệm máu là phương pháp phổ biến để chẩn đoán nhiễm độc chì. Theo tiêu chuẩn của Bộ Y tế, Lao động và Phúc lợi Nhật Bản nếu một người có trên 2 triệu chứng sau thì người đó đã bị nhiễm độc chì:

Ngay cả với các bác sĩ, việc chẩn đoán một người có bị nhiễm độc chì cũng rất khó bởi cơ hội để bác sĩ tiếp xúc với căn bệnh này khá ít và bệnh này có thể được chẩn đoán thành một căn bệnh nào đó trong quá khứ. Một người đàn ông 50 tuổi làm việc trong nhà máy xử lí chì mắc phải căn bệnh “suy giảm trí nhớ” đến mức ông không thể nhớ được những trải nghiệm mới nhất của mình. Trong khoảng 10 năm kể từ lần đầu tiên đi khám bác sĩ cũng không chẩn đoán ra được việc ông bị nhiễm độc chì.

 

Lời khuyên

Nguy cơ nhiễm độc chì đang ngày càng gia tăng bởi các công việc xây dựng sửa chữa xuất hiện ngày một nhiều và các công ty thì chỉ ưu tiên lợi ích kinh tế của mình. Chính vì thế nếu đang làm việc trong môi trường có các sản phẩm chứa chì, người lao động cần hết sức chú ý trong việc mặc đồ bảo hộ, thường xuyên thăm khám định kì và luôn thông báo chi tiết cho bác sĩ về nơi làm việc, nội dung công việc để kết quả chẩn đoán được chính xác. Ngoài ra cũng không nên coi thường các triệu chứng mà cơ thể thông báo như: đau bụng dữ dội, tê chân tay, đau lưng, tức ngực, sút cân không rõ nguyên nhân…

 

Tham khảo: NHK

* Bài viết thuộc bản quyền của LOCOBEE. Vui lòng không sao chép hoặc sử dụng khi chưa có sự đồng ý chính thức của LOCOBEE.

Facebook