Tục nhuộm răng đen của Nhật Bản

Có vẻ như ở thời đại bây giờ, giới trẻ khi nghe đến khái niệm nhuộm răng đen (răng bôi nhọ) sẽ thấy rất lạ và ít ai biết tới. Thế nhưng thời xưa cách đây hàng nghìn năm trước lại khác, nó gần như phổ biến ở các nước như Việt Nam, miền Nam Trung Quốc và Nhật Bản cũng là 1 quốc gia có phong tục này.

Ảnh: 日本大学松戸歯学部歯学史資料室所蔵

 

Tại Nhật Bản vào cuối thời Heian (794-1185), đây là thời kỳ phân hóa cuối cùng trong lịch sử Nhật Bản cổ đại, tục nhuộm răng được phổ biến trong giới quý tộc. Đối tượng nhuộm răng đen là các phụ nữ đã có chồng ngoài ra còn có nam giới và con gái đến tuổi dậy thì. Phong tục này được lưu giữ cho đến cuối thời đại Edo (1603-1868) mới bị loại bỏ nhưng sau thời kỳ Edo vẫn còn tồn tại ở những nam giới quý tộc hay phụ nữ có chồng. Đến hết thời Minh Trị (1868-1912) khi triều đình ra lệnh cấm tục nhuộm răng đen lúc đó tục lệ mới trở nên mai một dần.

Ảnh:  https://ja.wikipedia.org

 

Đều là nhuộm răng đen nhưng mỗi nước lại có những cách thức, ý nghĩa và chất liệu sử dụng khác nhau. Ở Nhật Bản, họ thường dùng dung dịch chứa sắt acetate và bột có chứa tannin. Dung dịch chứa sắt là dạng lỏng thu được bằng cách hòa tan sắt trong giấm hay còn gọi là nhuộm răng dưới nước (Kanemizu). Trong quá trình nhuộm răng đen bước tiếp theo phải sử dụng tannin có chiết xuất từ các loại rau và trà. Khi cả 2 chất này kết hợp với nhau trở thành chất không tan trong nước và bám vào răng. Để có được bộ răng đen như ý muốn không phải chỉ làm như vậy một hai lần mà phải thực hiện lặp đi lặp lại thường xuyên.

Ảnh: https://ja.wikipedia.org

Bởi lẽ có những phong tục này là do vào thời đại xưa người ta quan niệm rằng những thứ đẹp đẽ là những thứ có màu đen bóng loáng. Người phụ nữ cần phải có sự chung thủy với chồng cũng giống như bộ răng trắng thì có thể nhuộm để đổi sang màu khác còn răng đen thì không.

 

Răng đen còn được cho là giúp giảm sâu răng nhờ lớp bao bọc bên ngoài tạo bởi các chất làm răng đen. Còn có những ý kiến cho là dựa trên cách làm răng đen để chế tạo và phát triển ra kem đánh răng ngày nay. Nó có tác dụng giống như kem đánh răng, có khả năng ngăn ngừa sâu răng, diệt khuẩn và giữ răng chắc khỏe hơn (sản phẩm kem đánh răng đầu tiên ra đời vào năm 1970). Tuy nhiên đối với bộ răng thì nó lại hoàn toàn trái ngược với con mắt thẩm mỹ của ngày nay.

Dù sinh ra vào thế kỷ 21 thế nhưng nếu may mắn bạn vẫn có thể nhìn thấy răng đen ở rất ít những người cao tuổi, họ là những người sót lại còn lưu giữ được truyền thống đó. Bên cạnh nhân chứng sống các nhà khảo cổ học cũng khai quật được những  bằng chứng chính là những chiếc răng màu đen tại các ngôi mộ.

 

* Bài viết thuộc bản quyền của LOCOBEE. Vui lòng không sao chép hoặc sử dụng khi chưa có sự đồng ý chính thức của LOCOBEE.

Facebook