Lời khuyên cho mẹ Việt ở Nhật ③ – Các thủ tục sau sinh tại Nhật Bản

Sau khi bạn sinh con an toàn xong, hãy chuẩn bị để làm các thủ tục cần thiết cho con nhé. Có rất nhiều thủ tục mà bạn phải làm vì vậy hãy xác nhận thật kỹ nhé.

Cụ thể như thế nào thì hãy cùng xem những thông tin dưới đây. Lưu ý rằng có những thủ tục có thời hạn nên bạn phải hoàn thành trước thời hạn quy định nhé!

  • Đăng ký khai sinh cho con ở quận nơi đang cư trú.
  • Đăng ký khai sinh và làm hộ chiếu cho con tại đại sứ quán/ lãnh sự quán Việt Nam ở Nhật.
  • Xin tư cách lưu trú cho con tại cục xuất nhập cảnh.
  • Những thủ tục khác

 

Đăng ký khai sinh cho con

Trước hết bạn cần báo cáo cho chính phủ Nhật Bản về sự ra đời của đứa bé.

Hãy nộp các giấy tờ cần thiết sau đây đến văn phòng thành phố nơi đăng ký cư trú trong vòng 14 ngày sau khi sinh.

Để điền được tên cho con vào giấy khai sinh thì bạn phải quyết định tên cho con trước ngày nộp giấy này.

※Tên của đứa bé được ghi trong giấy khai sinh sẽ là tên bằng Katakana.

<Các tài liệu cần thiết>

  1. Giấy chứng sinh và tờ khai đăng ký khai sinh của bé. (Giấy chứng sinh được tích hợp với tờ khai đăng ký khai sinh. Đăng ký khai sinh sẽ do cha mẹ viết, nhưng giấy chứng sinh sẽ được điền bởi bác sĩ hoặc người trợ sinh chứng kiến đứa bé ra đời.)
  2. Con dấu của người thông báo
  3. Sổ tay sức khỏe mẹ và bé
  4. Thẻ bảo hiểm y tế quốc dân

Khi đăng ký khai sinh cho con, hãy nhớ nhận giấy chứng nhận đã thụ lý thủ tục đăng ký khai sinh cho con để thực hiện các thủ tục đăng ký hộ chiếu và xin tư cách lưu trú.

 

Quốc tịch của con

Ở Nhật Bản, quốc tịch được quyết định không phải bởi nơi sinh ra mà phụ thuộc vào quốc tịch của bố mẹ. Vì vậy, ngay cả khi một cặp vợ chồng nước ngoài sinh con ở Nhật, đứa bé sẽ mang quốc tịch của cha hoặc mẹ chứ không phải là quốc tịch Nhật Bản.

  • Mẹ là người Nhật  x  Cha là người nước ngoài
    Bởi vì đứa trẻ được sinh ra từ bụng của người phụ nữ Nhật Bản, chính vì vậy nó sẽ mang quốc tịch Nhật Bản. Có được mang hai quốc tịch hay không phải phụ thuộc vào luật pháp của cả nước đối tác nữa. Trong trường hợp mang hai quốc tịch, đứa trẻ có nghĩa vụ phải lựa chọn một quốc tịch cho đến năm 22 tuổi.
  • Bố là người Nhật  x  Mẹ là người nước ngoài
    Nếu bố mẹ đã kết hôn thì đứa bé sẽ mang quốc tịch Nhật Bản. Nếu chưa kết hôn, thông thường sẽ mang quốc tịch nước ngoài (tuy nhiên nếu người cha chấp nhận thì đứa trẻ có thể mang quốc tịch Nhật Bản)
  • Bố người nước ngoài  x Mẹ người nước ngoài
    Đứa bé khi sinh ra sẽ không mang quốc tịch Nhật Bản mà sẽ mang quốc tịch của bố hoặc mẹ, chính vì thế cần phải có tư cách lưu trú (visa) theo bố và mẹ của đứa bé.※Tuy nhiên, trong trường hợp trở về nước trong vòng 60 ngày kể từ ngày sinh thì thị thực visa sẽ không cần thiết.

 

Đăng ký khai sinh và làm hộ chiếu cho con tại đại sứ quán/lãnh sự quán Việt Nam ở Nhật

Sau khi hoàn tất các giấy tờ được yêu cầu  trên hãy nộp giấy giấy chứng nhận đã thụ lý thủ tục đăng ký khai sinh cho con tới đại sứ quán hoặc lãnh sứ quán Việt Nam ở Nhật. Tùy thuộc vào từng quốc gia mà có những yêu cầu và thủ tục khác nhau, chính vì vậy hãy xác nhận lại một lần nữa tại trang chủ của đại sứ quán Việt Nam tại Nhật.

URL: Đại sứ quán Việt Nam tại Nhật

 

Xin tư cách lưu trú cho con tại cục xuất nhập cảnh

Nếu bạn tiếp tục ở lại Nhật Bản hơn 60 ngày sau khi sinh con, con của bạn cũng cần có thị thực (tư cách lưu trú). Thủ tục này cần được thực hiện trong vòng 30 ngày kể từ ngày sinh. Để xin được visa cho đứa bé, bạn phải đăng ký xin tư cách lưu trú cho bé ở cục xuất nhập cảnh Nhật Bản.

<Những giấy tờ cần thiết>

  1. Đơn xin tư cách lưu trú
    ※trong tài liệu đăng ký, có cả mục ghi số hộ chiếu của em bé nữa, trong trường hợp chưa nhận được hộ chiếu của bé, bạn có thể ghi trạng thái là “đang đăng ký” (申請中). Dưới 16 tuổi không cần thiết có hình ảnh.
  2. Bản photo hộ chiếu và thẻ lưu trú của cả bố và mẹ.
  3. Hộ chiếu của bé (nếu có).
  4. Giấy chứng nhận làm việc của người đăng ký (nếu cả bố và mẹ đều đang làm việc thì cần cả 2 bản)
  5. Giấy chứng nhận nộp thuế gần đây nhất và giấy chứng nhận thuế ( là bản ghi rõ tổng thu nhập, số tiền thuế đã nộp)
  6. Bảng câu hỏi (Có thể lấy nó ở cục xuất nhập cảnh. Đây là bản ghi tên của con, tên của bố, mẹ và quốc tịch)
  7. Giấy bảo lãnh (giấy này có thể nhận được ở cục xuất nhập cảnh ).
  8. Giấy chứng nhận đăng ký khai sinh (Đây là giấy chứng nhận đã đăng ký khai sinh cho con tại văn phòng thành phố)
  9. Sổ tay sức khỏe mẹ và bé.
  10. Phiếu công dân (住民票) (kể cả trẻ sơ sinh, tất cả các thành viên trong gia đình đều được liệt kê trong vòng 1 tuần sau khi đã đăng ký khai sinh, thông tin của đứa trẻ cũng được liệt kê trong này)

※ Khi đăng ký thông tin sẽ không mất tiền.

※ Những tài liệu, giấy chứng nhận yêu cầu chuẩn bị những thứ mới phát hành trong vòng 3 tháng.

※ Nếu bố hoặc mẹ làvĩnh trú, thì em bé cũng có thể nộp đơn xin vĩnh trú. Trong trường hợp này bạn sẽ được xin giấy phép cư trú vĩnh viễn chứ không phải là đơn xin phép cư trú nữa.

 

Các thủ tục khác

<Đăng ký bảo hiểm y tế trẻ em>

Trẻ em mới sinh ra cũng tham gia bảo hiểm y tế. Nếu cha hoặc mẹ đang làm việc, hãy nộp đơn đăng ký tham gia bảo hiểm y tế của con cho công ty mình. Hãy thảo luận với nhân sự của công ty. Trong trường hợp là bảo hiểm y tế quốc gia, bạn phải nộp đơn tại cơ quan thành phố với thẻ thường trú của mình.

<Đơn xin “trợ cấp sinh đẻ” và “trợ cấp nghỉ đẻ” (chỉ khi mẹ đang làm việc)>

Điều này chỉ có thể xin trong trường hợp mẹ đang làm việc. Bạn không thể nộp đơn nế bạn đã nghỉ việc. Các thủ tục đều phải đăng ký với nhân sự của công ty, chính vì thế hãy tham khảo thông tin từ trước.

※ Trợ cấp sinh con là một chế độ chỉ dành cho những mẹ đã được đăng ký bảo hiểm sức khỏe tại công ty và được trợ cấp khi không được nhận lương trong thời kỳ nghỉ thai sản. Trong thời gian nghỉ thai sản, bạn sẽ nhận được hai phần ba tiền lương (từ trước ngày dự sinh 42 ngày cho đến 56 ngày sau khi sinh tổng cộng trong 98 ngày, không có thời gian làm việc)

※ Trợ cấp chăm sóc trẻ em là chế độ chỉ dành cho những mẹ được đăng ký bảo hiểm việc làm, đó là một khoản trợ cấp có thể thu được khi không nhận được tiền lương trong thời gian nghỉ việc. Trong thời gian nghỉ sinh bạn sẽ nhận được một nửa lương.

<Chi phí y tế cao>

Trong quá trình điều trị áp dụng bảo hiểm y tế, khi chi phí của một tháng vượt quá số tiền cố định, phần chênh lệch vượt quá sẽ được trả lại. Nhưng chi phí sinh sản hầu hết là tự chi trả. Tuy nhiên, bảo hiểm sẽ được áp dụng cho việc sinh non và sinh mổ khẩn cấp. Đối với những khoản này, tiền sẽ được trả lại nếu vượt quá một số tiền nhất định.

Số tiền nhất định được xác định bởi thu nhập và loại bảo hiểm sức khỏe mà bạn đang đăng ký. Nếu bạn đang làm việc, hãy đăng ký bảo hiểm của công ty, trong trường hợp là bảo hiểm quốc dân bạn phải xin đăng ký tại nơi cấp thể cư trú.

Khi mang thai, sinh con ở Nhật Bản có rất nhiều thủ tục mà bạn phải làm. Có thủ tục phải hoàn thành trong thời gian quy định, chính vì vậy hãy xác nhận thật kỹ.

Vì có rất nhiều trường hợp thủ tục được thực hiện thông qua công ty, điều quan trọng là phải nói chuyện trước với người phụ trách trong công ty để biết thêm thông tin. Nếu có những thông tin mà bạn không biết, hãy hỏi bạn bè xung quanh hoặc người Nhật. Việc mang thai và sinh con ở nước khác thì rất bất an, nhưng cảm giác đón nhận một sinh linh mới chào đời thì ở đâu cũng giống nhau. Nếu bạn gặp rắc rối, hãy tham khảo những thông tin của người xung quanh sớm nhất nhé!

 Lời khuyên cho mẹ Việt ở Nhật ① – Cần chuẩn bị những gì khi biết mình mang thai ở Nhật?

→ Lời khuyên cho mẹ Việt ở Nhật ② Tiền trợ cấp sinh con trả 1 lần

 

* Bài viết thuộc bản quyền của LOCOBEE. Vui lòng không sao chép hoặc sử dụng khi chưa có sự đồng ý chính thức của LOCOBEE.

bình luận

ページトップに戻る