Ở Nhật cứ vào mùa đông người ta lại ăn rất nhiều loại bánh dày. Ngày nay rất ít khi nhìn thấy nhưng từ xưa chỉ cần sử dụng cối và chày, mỗi gia đình sẽ tự làm ra những chiếc bánh dày cho gia đình mình. Đến tận bây giờ, những sự kiện ở các khu phố hay những đại hội giã bánh dày vẫn được tổ chức.
Việc sử dụng chày và cối để giã gạo nếp không thể làm một mình vì việc giã gạo cực kỳ nặng nhọc và vất vả, chính vì thế việc này giúp tăng tinh thần đoàn kết của mọi người và rất có ý nghĩa xã hội khi chia sẻ niềm vui. Ngày nay các máy giã bánh dày cũng được bày bán, chỉ cần cho nguyên liệu vào sau đó ấn nút thì máy sẽ giã thành bánh. Tuy nhiên những chiếc bánh dày được giã bằng tay có hương vị cũng như cảm xúc hoàn toàn khác với bánh dày mua sẵn.
Vì vậy LocoBee sẽ giới thiệu sơ qua về cách giã bánh dày bằng cối và chày đến các bạn.
■ Cách giã bánh
- Đặt gạo nếp vào nấu trong một chiếc nồi có lớp vải thô ở dưới.
- Bắt đầu cho gạo nếp đã được nấu chín vào trong cối, dùng chày giã gạo nếp ở trong cối cho đến khi tất cả trở nên kết dính với nhau. Bây giờ thì bắt đầu giã bánh dày nào! Dùng chày đập thật mạnh và liên tục vào gạo nếp ở trong cối.
- Thỉnh thoảng phải lật bột gạo lại để nó không bị dính, cứ làm như thế cho đến lúc tất cả kết dính lại với nhau. Ở đây sự phối hợp giữa người lật bột gạo nếp và người giã là rất quan trọng.
- Tiếp theo là vo tròn bột bánh dày lại.
- Tự cho những hương vị mà bạn muốn ăn vào chiếc bánh dày của mình.
Mỗi vùng khác nhau sẽ có cách nêm gia vị khác nhau, cũng chính vì thế mà bạn có thể ăn những vị bánh dày khác nhau. Ví dụ như: mứt đậu đỏ, đậu nành, củ cải đường, đậu lên men, vừng, hạt óc chó, nước tương và rong biển… có rất nhiều loại gia vị khác nhau.
Bánh dày đúng là một tuyệt phẩm, vừa mềm lại có thể thay đổi các vị khác nhau nữa. Gần đây việc mua bánh dày được cắt sẵn ở siêu thị về ăn là điều khá phổ biến, tuy nhiên nếu có cơ hội ăn bánh dày tươi thì hãy thử tìm kiếm hương vị ưa thích của bạn nhé!
bình luận