Câu trả lời đó là Nhật Bản đã xếp thứ 120 trong số 156 quốc gia về chỉ số chênh lệch giới tính toàn cầu tại Diễn đàn Kinh tế Thế giới năm 2020.
Vị trí của Nhật Bản còn kém hơn cả Angola, một quốc gia sản xuất dầu mỏ ở châu Phi, từng có chế độ độc tài trong thời gian dài. Khoảng cách về giới trong các lĩnh vực chính trị và kinh tế của Nhật Bản không được cải thiện và quốc gia này cũng xếp hạng thấp nhất trong số các nước G-7.
Nhật Bản đứng thứ 28 trong số 29 quốc gia tại bảng xếp hạng này
Chỉ số khoảng cách giới được hình thành và xác định trong 14 mục thuộc 4 lĩnh vực – chính trị, kinh tế, giáo dục và y tế – ở mỗi quốc gia. Vào năm 2020, tỷ lệ thành tựu bình đẳng giới của Nhật Bản ở mức 65,6%, gần như không có sự thay đổi lớn so với con số 65,2% mà nó ghi được vào năm 2019.
Nhật Bản đứng ở:
- Vị trí thứ 147 (vào năm 2019 xếp thứ 144) trong lĩnh vực chính trị, một đánh giá chủ yếu dựa trên tỷ lệ thành viên nữ trong Nội các
- Vị trí thứ 117 (vào năm 2019 xếp thứ 115) trong lĩnh vực kinh tế chủ yếu, một đánh giá dựa trên tỷ lệ nữ ở vị trí quản lý
- Vị trí thứ 92 (vào năm 2019 xếp thứ 91) trong lĩnh vực giáo dục, một đánh giá dựa trên tỷ lệ biết chữ và tỷ lệ nhập học
- Vị trí thứ 65 (vào năm 2019 xếp thứ 40) trong lĩnh vực y tế, một đánh giá chủ yếu dựa trên tuổi thọ và sức khoẻ
Quốc gia có khoảng cách về giới thấp nhất trên thế giới là Iceland kể từ năm 2019, với tỷ lệ đạt được bình đẳng là 89,2%.
Theo đánh giá, thời gian cần thiết để Nhật thu hẹp khoảng cách giới ước tính là 135 năm. Do sự lây lan toàn cầu của virus corona, con số này đã kéo dài ra đáng kể so với ước tính vào năm 2019 (99,5 năm)
Có thể tham khảo thêm tại Diễn đàn Kinh tế Thế giới:
https://www.weforum.org/reports/global-gender-gap-report-2021
Gần 1.000 tình nguyện viên bỏ không hỗ trợ Tokyo Olympics
Quy trình hỗ trợ tìm kiếm chỗ làm mới dành cho người nước ngoài bị mất việc tại Nhật
Theo The Mainichi
bình luận