Quá trình khiến Diamond Princess trở thành du thuyền có số người nhiễm COVID-19 nhiều nhất Nhật Bản

Kiểm tra thông tin chính xác nhất về bệnh truyền nhiễm do virus corona chủng mới từ các cơ quan công quyền.

Năm 2004, du thuyền cỡ lớn do Nhật Bản sản xuất Diamond Princess chính thức hạ thuỷ và đón khách du lịch trên hành trình khám phá thế giới. Tới tháng 2 năm 2020, con tàu được biết đến là du thuyền có số người nhiễm virus corona chủng mới COVID-19 theo đoàn nhiều nhất Nhật Bản. Tính đến ngày 5/3/2020, có 706 người trên đã từng ở trên tàu được xác định nhiễm COVID-19, tương đương 19% số hành khách và nhân viên trên tàu.

Phản ứng của Chính phủ Nhật Bản đã bị trong và ngoài nước chỉ trích nặng nề. Vậy điều gì đã xảy ra trên con tàu này?

Đẩy lùi Corona từ việc xử lý khẩu trang đúng cách!

 

Cập cảng Yokohama

Cẩm nang về cách phòng chống lây nhiễm virus corona dành cho người dân

Sau khi có thông tin một người đàn ông xuống tàu ở Hồng Kông nhiễm bệnh, ngày 3/2 Diamond Princess cập cảng Yokohama và một số người có biểu hiện nhiễm bệnh đã được kiểm tra ngay lập tức. 2 ngày sau ngày 5/2 kết quả xét nghiệm cho thấy trong 31 người được kiểm tra có 10 người là dương tính với virus.

Khoảng 20 người đứng đầu là Bộ trưởng Bộ Y tế, Lao động và Phúc lợi xã hội và Bộ trưởng Bộ Đất đai, Cơ sở hạ tầng, Giao thông và Du lịch đã có cuộc họp bàn đối sách đến 2 giờ sáng ngày 6/2. Quyết định “cách li” đã được đưa ra nghĩa là tất cả hành khách trên tàu sẽ ở trong cabin của mình trong khoảng 14 ngày. Người cao tuổi có khả năng mắc bệnh nặng và những người có bệnh mãn tính là đối tượng được ưu tiên xét nghiệm virus.

Những ngày sau đó kết quả xét nghiệm liên tục được đưa ra là âm tính. Ngày 10/2 khi tàu cập cảng được 1 tuần, Bộ trưởng Bộ Y tế, Lao động và Phúc lợi xã hội tuyên bố rằng Chính phủ đang xem xét việc kiểm tra sức khoẻ đối với tất cả những ai từ trên tàu xuống.

 

Quyết định của Chính phủ Nhật Bản

Việc giữ hành khách và nhân viên trên tàu sau ngày 5/2 được cả trong và ngoài nước cho là nguyên nhân khiến dịch bệnh lan rộng. Khởi đầu là video được đăng trên Youtube vào ngày 18/2 của giáo sư Iwata Kentaro – đại học Kobe – người đã làm công tác hỗ trợ kiểm soát dịch bệnh trên tàu. Theo lời của ông thì không có sự tách biệt giữa khu vực có nguy cơ phát sinh dịch bệnh và khu vực an toàn, các biện pháp để ngăn dịch bệnh lây lan chưa đủ. Sau đó video đã bị xoá đi nhưng Trung tâm Dự phòng và Kiểm soát bệnh tật Hoa Kỳ (CDC) đã chỉ ra rằng hành khách đang bị đặt trong tình thế có nguy cơ cao bị nhiễm bệnh. Sự chỉ trích từ trong và ngoài nước tiếp tục bùng phát.

Một trong số những lí do khiến Chính phủ cho rằng mình đang thực hiện kiểm soát lây lan của bệnh là từ phân tích ngày 19/2 của Viện nghiên cứu bệnh truyền nhiễm quốc gia. Báo cáo này cho hay ngày 18/2 xác nhận có khoảng 531 người trên tàu nhiễm bệnh trong đó 276 người có triệu chứng như sốt còn 255 người không có triệu chứng gì. Dựa vào đây có thể thấy rằng virus đã lây lan trên tàu trước khi việc kiểm dịch được bắt đầu. Bởi vì số lượng người nhiễm bệnh có xu hướng giảm xuống nên việc cách li hành khách trong cabin riêng được cho là biện pháp hiệu quả.

 

Cách ứng phó của các quốc gia

Ngày 1/3, khoảng 13 quốc gia và vùng lãnh thổ như Mỹ, Canada, Hàn Quốc, Anh Quốc đã thuê máy bay và chuyên cơ của tổng thống để đưa công dân của mình từ Nhật Bản trở về nước. Sau khi về nước tất cả những người này đều được cách li tiếp trong 2 tuần ở căn cứ quân sự hoặc cơ sở y tế nhất định.

Ảnh: mhlw

Ngược lại, Chính phủ Nhật Bản lại có quyết sách hoàn toàn khác. Ngày 18/2 trước khi hành khách được phép xuống tàu Bộ Y tế, Lao động và Phúc lợi xã hội công bố rằng những người không có triệu chứng sốt và hô hấp trong khoảng thời gian 14 ngày tính đến ngày 19/2 và có kết quả xét nghiệm là âm tính có thể quay lại cuộc sống bình thường. Viện nghiên cứu bệnh truyền nhiễm quốc gia cũng gợi ý rằng những người đủ điều kiện như trên có thể dùng phương tiện giao thông công cộng như tàu điện.

 

Cách li là không đủ

Mặc dù xét nghiệm virus trên tàu là âm tính nhưng sau khi xuống tàu liên tiếp có các hành khách được xác nhận nhiễm COVID-19 như ở Tochigi, Tokushima, Chiba… Một số hành khách nước ngoài sau khi trở về nước cũng đã nhiễm bệnh, trong đó có 1 người Úc đã tử vong.

Thêm vào đó, khi cả con tàu vẫn đang bị cách li thì nhân viên trên tàu vẫn phải làm công việc của mình là phục vụ hành khách nên rất khó để có sự cách li hoàn toàn. Ngoài ra họ còn sống trong không gian chung nên việc ngăn ngừa lây nhiễm là điều không thể kiểm soát.

 

Số người nhiễm bệnh

Ngày 1/3, quá trình đưa toàn bộ hành khách và nhân viên xuống khỏi tàu đã kết thúc. Sau thời gian quan sát sức khoẻ và thực hiện kiểm tra virus để rời đi đã phát hiện thêm 8 hành khách nhiễm bệnh. Tính đến 5/3 trừ những người nhiễm bệnh sau khi trở về nhà thì số người được xác nhận nhiễm virus trên tàu Diamond Princess là 696 người. Theo Bộ Y tế, Lao động và Phúc lợi xã hội thì ngoài 696 người này ra vẫn còn 1 hành khách đã xuống tàu sau khi tàu cập cảng Yokohama bị nhiễm bệnh.

Thông tin tổng hợp về COVID-19

 

Tham khảo NHK

bình luận

ページトップに戻る