Cẩm nang về cách phòng chống lây nhiễm virus corona dành cho người dân

Mới đây trường Đại học Y Dược Tohoku Nhật Bản đã công khai một cuốn cẩm nang về Cách phòng chống lây nhiễm virus corona dành cho người dân.

Có thể thay thế dung dịch sát khuẩn bằng rượu không?

Liên quan đến công tác phòng chống lây nhiễm với gia đình có người đã bị lây nhiễm hoặc nghi ngờ lây nhiễm. Dưới đây là một số chú ý mọi người cần nắm được và làm theo!

 

Câu hỏi số 1: Cần chú ý điều gì khi chăm sóc cho người trong gia đình là người bị lây nhiễm hoặc nghi ngờ bị lây nhiễm?

  • Nếu được hãy chỉ để 1 người tham gia công việc chăm sóc người bệnh
  • Khi chăm sóc người bệnh cần sử dụng khẩu trang, găng tay
  • Khẩu trang và găng tay sau khi dùng cho vào túi bóng và vứt đi
  • Cố gắng thường xuyên rửa tay
  • Người chăm sóc người thân cũng cần phải đo nhiệt độ cơ thể 1 ngày 2 lần và chú ý tình trạng của cơ thể

 

Câu hỏi số 2: Chú ý điều gì khi rửa tay?

  • Thường xuyên rửa tay dưới vòi nước và dùng xà phòng
  • Sau khi rửa cần lấy khăn giấy hoặc giấy ăn để lau thật khô tay
  • Tránh dùng khăn tay chung với gia đình
  • Chuẩn bị dung dịch diệt khuẩn chứa cồn sẵn để khi nào cũng có thể dùng để sát trùng tay

 

Câu hỏi số 3: Cần chú ý gì khi ăn?

  • Với người có khả năng lây nhiễm cao cần tránh sử dụng dụng cụ ăn chung với người khác
  • Sau khi dùng dụng cụ ăn cần sát khuẩn với dung dịch diệt khuẩn để nguyên như vậy từ 5 phút trở lên và sau đó rửa như bình thường (sau đó có thể dùng cho người khác)
  • Không để đồ ăn chung vào một bát hoặc đĩa lớn mà phân ra thành từng phần nhỏ riêng cho mọi người

 

Câu hỏi số 4: Quần áo và chăn màn nên xử lý như thế nào thì tốt?

  • Tránh việc sử dụng chung
  • Quần áo, chăn màn, vỏ gối… nếu như có khả năng bị dính vết bẩn do tiêu chảy, nôn thì cần ngâm trong nước nóng trên 80℃ từ 10 phút trở lên để khử độc sau đó mới đem đi giặt bình thường
  • Nếu thấy cần thiết có thể phân loại riêng đồ với người khác để giặt
  • Nếu không sợ bị phai màu có thể thêm vào nước dịch natri hypoclorit cũng có hiệu quả

 

Câu hỏi số 5: Những chú ý đối với nhà vệ sinh?

  • Người có nguy cơ lây nhiễm cao sau khi sử dụng cần đóng nắp rồi mới xả nước (với bồn cầu có nắp)
  • Chú ý mở hệ thống thông gió cho nhà vệ sinh
  • Sử dụng khăn hoặc giấy đã được ngâm trong dung dịch diệt khuẩn để lâu những chỗ mà người có nguy cơ lây nhiễm cao có khả năng tiếp xúc như cần gạt, tay cầm cửa sổ, bệ ngồi…

 

Câu hỏi số 6: Có cần thiết phải thông gió cho căn phòng?

Cứ 1~2 giờ đồng hồ nên mở cửa tầm khoảng 5~10 phút để phòng được thông thoáng.

 

Câu hỏi số 7: Điểm cần chú ý khi vứt rác?

Với rác mà người bệnh dùng hoặc người chăm sóc dùng cho người bệnh như khăn giấy cần phải bỏ riêng vào túi bóng, buộc lại rồi mới bỏ vào thùng rác.

 

Câu hỏi số 8: Chú ý gì khi vệ sinh phòng ốc?

Những điểm mà tay tiếp xúc như bàn, tay cầm cửa, nhà vệ sinh… 1 ngày cần vệ sinh ít nhất 1 lần bằng cồn diệt khuẩn.

Đẩy lùi Corona từ việc xử lý khẩu trang đúng cách!

 

Nguồn Cẩm nang về Cách phòng chống lây nhiễm virus corona dành cho người dân

bình luận

ページトップに戻る