Lần đầu tiên tại Nhật Bản, nhóm nghiên cứu của đại học Tokyo đã thực hiện khảo sát về điều trị sức khoẻ sinh sản ở nữ giới đã từng bị ung thư và sinh con. Đối tượng trong đợt khảo sát lần này là 630 cơ sở y tế trên toàn quốc có đăng kí với Hiệp hội sản phụ khoa Nhật Bản. Khảo sát thực hiện dưới dạng bảng câu hỏi dành cho cơ sở y tế có khoa sản. Nội dung của khảo sát là tình hình thực tế của những người bị ung thư đã thực hiện bảo đảm khả năng sinh sản bằng cách đông lạnh trứng và trứng đã thụ tinh trước khi điều trị ung thư nhằm tránh ảnh hưởng của xạ trị và thuốc chống ung thư.
Trong số khoảng 1.100.000 ca sinh nở ở các cơ sở, số ca mà việc điều trị ung thư có khả năng gây ra ảnh hưởng tới chức năng của buồng trứng là 1.450 ca. Trong đó khoảng 29 ca (chiếm 2%) sinh nở từ trứng và trứng đã thụ tinh được đông lạnh trước hoặc trong quá trình điều trị ung thư vú hoặc ung thư máu…
Trên 610 cơ sở y tế trên toàn quốc như phòng khám có điều trị hỗ trợ sinh sản người ta thấy rằng từ năm 2011 đến năm 2015 có trên 1.000 ca thực hiện đông lạnh trứng và trứng đã thụ tinh, trên 100 ca thực hiện đông lạnh buồng trứng. 70% là nữ giới bị ung thư vú. Sau khi điều trị ung thư, có khoảng 400 ca đã thực hiện cấy ghép trứng và trứng đã thụ tinh đông lạnh.
Nhật Bản không có bảo hiểm y tế cho việc đông lạnh trứng nên những người có nhu cầu phải tự chi trả cho dịch vụ này. Tại thành phố Osaka chi phí dự kiến là:
- Phí tư vấn: lần đầu 5.000 yên, khám lại 2.000 yên
- Đông lạnh trứng đã thụ tinh: 350.000 yên
- Đông lạnh tinh trùng: 50.000 yên
- Đông lạnh trứng: 350.000 yên
- Phí duy trì khi bảo quản: 20.000 – 60.000 yên
- Đông lạnh buồng trứng: 600.000 yên
* 1 yên = 213 đồng
Những người trẻ điều trị ung thư có nhu cầu này thường không có đủ tiền tiết kiệm nên việc hỗ trợ tài chính đang được nhiều chính quyền địa phương cân nhắc.
Tỉ lệ ung thư đáng báo động của thế hệ AYA
Theo osaka-gan-joho
bình luận