* Bài viết thuộc bản quyền của LOCOBEE. Vui lòng không sao chép hoặc sử dụng khi chưa có sự đồng ý chính thức của LOCOBEE.
Có thể nói những món ăn liên quan đến mì ở các quốc gia khác nhau trên toàn thế giới được xem là một phần của văn hoá ẩm thực. Nhật Bản cũng vậy, bạn có thể thưởng thức rất nhiều loại mì tại Nhật như ramen, udon, soba…. Nhưng cũng chính sự đa dạng này mà không ít người nước ngoài cảm thấy bối rối khi chọn món hay phân biệt, gọi tên chúng. Hãy cùng LocoBee tìm hiểu lần lượt nhé.
Hai loại được giới thiệu trong ngày hôm nay sẽ là Ramen và Udon.
Nước dùng – linh hồn của mì Ramen
Ramen sử dụng mì Chukamen vì có nguồn gốc từ Trung Quốc. Các sợi mì được làm từ 4 nguyên liệu chính là bột mì, trứng, muối và nước tro tàu (Kansui – かん水). Nước tro tàu là thành phần cực kì quan trọng tạo nên độ dẻo cho sợi mì, tạo cảm giác ngon miệng khi ăn và màu vàng đẹp mắt.
Khu vực phía Bắc Nhật Bản như Hokkaido khi làm mì thường cho nhiều trứng, vì thế mà màu của sợi mì thường vàng hơn. Ngược lại người ở phía Tây như Kansai lại cho ít trứng hơn hoặc không cho nên sợi mì đặc trưng của họ thường trắng hơn.
Tuy nhiên quan trọng nhất của một bát mì Ramen đó chính là nước dùng. Ban đầu, nước dùng thường được làm từ cá khô, katsuo hay tảo bẹ. Sau đó, người ta sử dụng sang cả các loại gà (kegara – xương và cổ gà) hoặc heo, rau củ… Chính sự khác biệt trong nguyên liệu cũng như cách chế biến nước dùng tạo nên sự khác biệt cho bát mì Ramen ở các thương hiệu.
Điểm chính để phân biệt Ramen với Soba và Udon đó chính là sợi mì có nước tro tàu và sự kì công trong việc chế biến nước dùng. Loại Ramen được làm từ keigara từ ngày xưa vẫn thường được gọi là Chuka soba (中華そば). Thật là hơi có sự khó hiểu đúng không nhưng bạn cứ nhớ Chuka soba là một loại Ramen nhé!
Udon – món mì cực đơn giản
Nhắc đến Udon người ta thường nghĩ ngay tới vị thanh ngọt của nước dùng với độ trơn trơn vừa phải của sợi mì.
Thực thế, Udon là món ăn đơn giản với sợi mì làm từ mì, nước và muối. Cùng với kĩ thuật nhào nặn, lên men và chế biến bằng cách luộc, các sợi mì có độ mặn vừa phải tạo nên cảm giác thanh thanh khi thưởng thức.
Để làm một bát Udon thì rất đơn giản ví dụ như Kakeudon – món Udon rất truyền thống. Sau khi cho mì đã luộc vào bát, chan nước dùng làm từ cá bào katsuo và tảo bẹ, cuối cùng là nước sốt ấm được làm từ shoju là bạn đã có thể thưởng thức rồi. Các loại topping (đồ cho lên trên cùng) rất đa dạng như hành, bột chiên tembura (tenkasu), ớt bảy vị…
Sợi mì của Udon khác với Soba và Ramen đó chính là nó thường khá dày. Chính vì thế nếu muốn phân biệt với 2 loại mì này thì chỉ cần nhìn vào độ dày của sợi mì là biết được rồi.
Hẹn gặp lại các bạn trong các bài viết tiếp theo về các món ăn liên quan đến mì Nhật Bản nhé.
MTWアキ (LOCOBEE)
bình luận