Số lượng công ty ở Nhật phá sản đạt mức kỉ lục 6 tháng vừa qua

Số lượng các công ty tại Nhật Bản phá sản do thiếu hụt lao động xuất phát từ các yếu tố bao gồm tình trạng luân chuyển nhân viên và khó khăn trong việc tuyển dụng nhân viên đã đạt mức cao kỷ lục là 163 trong nửa đầu năm tài chính 2024.

doanh nghiệp Nhật Bản phá sản

Trong năm thứ 2 liên tiếp, số lượng doanh nghiệp phá sản do thiếu hụt lao động trong khoảng thời gian từ tháng 4 đến tháng 9 đã đạt mức cao mới trong cuộc khảo sát bắt đầu từ năm tài chính 2013. Công ty nghiên cứu suy đoán rằng số lượng các vụ phá sản với lý do tương tự sẽ vẫn ở mức cao trong tương lai, chủ yếu với các doanh nghiệp quy mô nhỏ có điều kiện lao động không cạnh tranh.

Theo công ty nghiên cứu, số lượng các vụ phá sản do thiếu hụt lao động trong 6 tháng đầu năm tài chính 2024 đã vượt xa so với nửa đầu năm tài chính 2023, khi mức cao trước đó là 135 công ty phá sản và tăng vọt với tốc độ kỷ lục, vượt qua cả năm tài chính 2023, khi 313 doanh nghiệp đóng cửa. Tình trạng thiếu hụt lao động của Nhật Bản bắt đầu xuất hiện trong và sau đại dịch COVID-19 và đã gây ra thiệt hại nghiêm trọng cho hoạt động quản lý doanh nghiệp.

xe tải

Ảnh hưởng của chính sách giới hạn thời gian làm thêm giờ đối với tài xế xe tải tại Nhật

Theo ngành, 55 công ty đã phá sản trong ngành xây dựng trong giai đoạn từ tháng 4 đến tháng 9 năm 2024, tăng 4 trường hợp so với cùng kỳ năm ngoái, trong khi 19 công ty đã phá sản trong ngành hậu cần trong nửa đầu năm tài chính 2024, tương tự như trong nửa đầu năm tài chính 2023. Chỉ riêng 2 ngành này đã chiếm gần một nửa số vụ phá sản do thiếu nhân sự trong tất cả các ngành trong 6 tháng đầu năm 2024.

Ngành nhà hàng cũng chứng kiến ​​sự gia tăng đột biến về số lượng các vụ phá sản như vậy, tăng từ 2 vụ trong năm tài chính trước lên 9 vụ. Trong tất cả các loại hình công nghiệp, các doanh nghiệp nhỏ có ít hơn 10 nhân viên chiếm 80% các trường hợp phá sản do thiếu nhân sự, tổng cộng là 134 trường hợp.

du lịch nhật bản

Các ngành xây dựng và hậu cần phải đối mặt với cái gọi là “vấn đề năm 2024”, khi các doanh nghiệp phải chịu tình trạng thiếu hụt lao động do các hạn chế làm thêm giờ chặt chẽ hơn đối với tài xế xe tải. Một cuộc khảo sát riêng cũng cho thấy rằng khoảng 70% các công ty trong cả 2 ngành đều cho biết mình đang thiếu hụt lao động. Tỷ lệ này cao khoảng 20% ​​so với tỷ lệ của tất cả các ngành là 51,5% và không có dấu hiệu suy giảm trong thời gian tới.

Trong bài phát biểu chính sách nhậm chức của mình tại cả 2 viện của Quốc hội vào ngày 4 tháng 10, Thủ tướng Shigeru Ishiba đã đề cập đến việc tăng lương và tình trạng thiếu hụt lao động, cam kết thực hiện mức tăng lương vượt quá lạm phát bằng cách nâng cao năng suất, giá trị gia tăng và thu nhập của mỗi người lao động theo hướng tích cực trong chu kỳ tăng lương và giảm thiểu tình trạng thiếu nhân sự. Ông cũng cam kết sẽ thúc đẩy một môi trường cải thiện để các doanh nghiệp vừa và nhỏ tăng lương.

làm việc tại Nhật Bản

Ông Kaitaro Asahi, Phó giám đốc bộ phận quản lý thông tin của Teikoku Databank, đơn vị thực hiện khảo sát, chỉ ra rằng, “Các công ty lớn có thể khai thác dự trữ nội bộ của họ nếu chính phủ yêu cầu họ tăng lương, nhưng điều đó sẽ không xảy ra với các công ty vừa và nhỏ”.

Ông Asahi chia sẻ thêm “Chìa khóa để thực hiện tăng lương trong khi vẫn đảm bảo đủ nhân viên “phụ thuộc vào việc các công ty có thể tạo ra lợi nhuận trong hoạt động kinh doanh cốt lõi của mình hay không. Nếu các công ty có thể tạo ra một mô hình kinh doanh tốt với hoạt động kinh doanh chính của mình, họ có thể tăng lương khi doanh số và lợi nhuận tăng lên, đồng thời thu hút được người lao động. Chính phủ được khuyến khích hỗ trợ các công ty có thể tạo ra lợ nhuận từ hoạt động kinh doanh cốt lõi của mình, thay vì trợ cấp một cách liều lĩnh”.

Chính phủ Nhật Bản khuyến khích người dân làm việc 4 ngày/tuần

 

Nguồn: The Mainichi

Biên tập: LocoBee

bình luận

ページトップに戻る