Những điều cần lưu ý về cách chào hỏi, sử dụng kính ngữ và trang phục đối với nhân viên mới trong công ty Nhật
Đối với những nhân viên mới vào công ty, mặc dù đã có thời gian để học và tập luyện về cách chào hỏi, văn hóa của công ty…tuy nhiên sẽ khó mà chắc chắn rằng bạn sẽ không bị lúng túng khi gặp những người trong công ty. Nên ăn mặc trang phục gì, nên sử dụng câu chào hỏi nào thì hợp lý là những điều mà những nhân viên mới đều rất băn khoăn, kể cả người Nhật.
Hãy cùng chúng tôi giải đáp những vấn đề mà những nhân viên mới vào công ty đều băn khoăn nhé.
Điểm chú ý khi chào hỏi ở nơi làm việc là gì?
Tùy vào từng công ty và từng nơi làm việc mà sẽ có những phong tục khác nhau, tuy nhiên mọi người đều cảm thấy không hài lòng khi mà gặp nhau không hề chào hỏi gì, chính vì thế đừng ngại ngùng gì mà hãy chào mọi người xung quanh khi gặp nhé!
Buổi sáng đến công ty thì hãy chào “ohayōgozaimasu” (おはようございます) có nghĩa là chào buổi sáng. Câu nói này sử dụng khi bạn đến công ty và gặp mọi người lần đầu tiên trong ngày thì hãy sử dụng câu nói này nhé.
Khi đi ra ngoài làm việc thì hãy nói “Ittekimasu” (行ってきます) có ý nghĩa là tôi đi đây, tôi đi nhé. Câu này được sử dụng khi vẫn đang trong giờ làm việc mà bạn phải đi ra ngoài để gặp khách hàng, đối tác.
Khi ra về, rời khỏi công ty thì hãy nói “osakini- shitsurei shimasu” (お先に失礼します) có ý nghĩa là “Tôi xin phép về trước”. Câu này sử dụng khi đã kết thúc giờ làm, bạn ra về nhưng mọi người trong công ty vẫn đang ở lại làm việc. Đặc biệt trước khi về nên hỏi những người đồng nghiệp xung quanh xem mình có thể giúp gì được cho họ không, khi đó nên hỏi là “nanika otetsudai suru koto wa arimasu ka” (何かお手伝いすることはありますか).
Đặc biệt, trong công ty thì việc sử dụng kính ngữ như khiêm nhường ngữ, tôn kính ngữ là điều cực kỳ cần thiết và quan trọng. Ví dụ, có một cuộc điện thoại từ người ngoài công ty gọi đến và bạn trả lời rằng “○○ buchō wa irasshaimasen” (○○部長はいらっしゃいません) là không được. Hoặc khi trả lời lại cấp trên thì không được sử dụng “ryōkaishimashita” (了解しました) mà phải dùng shōchishimashita (承知しました) hoặc ““kashikomarimashita” (かしこまりました).
Tuy nhiên đừng sợ sai mà trốn tránh những cuộc hội thoại hoặc điện thoại nhé, bởi có gặp phải sai lầm thì bạn mới có thể nhớ và rút được kinh nghiệm.
Cách sử dụng điện thoại và mail đúng cách trong công ty
Xã hội hiện đại gắn liền với các trang mạng xã hội làm người ta quen với việc trao đổi giao tiếp bằng chữ cái, chính điều đó đã làm cho khả năng nói chuyện điện thoại của mọi người yếu đi. Trong công việc chủ yếu mọi người sẽ sử dụng mail, tuy nhiên những điều khó nói thì nên nói chuyện điện thoại. Còn đối với những vấn đề rắc rối hoặc xin lỗi thì nên gặp trực tiếp để nói chuyện, kể cả đối với đồng nghiệp hay sếp của bạn.
Bạn có thể viết những thứ liên quan đến công việc lên mạng xã hội hay không? [/su_heading]
Đối với những trang mạng xã hội, bạn sẽ không biết được rằng ai có thể xem những thông tin mà bạn đăng tải, có cả những người không hề quen biết cũng có thể nhìn thấy những thông tin đó. Chính vì thế những thông tin bí mật của công ty, những lời chỉ trích phán xét về đồng nghiệp hay sếp mình hay cả những bức ảnh liên quan đến công việc cung không nên đăng tải lên các trang mạng xã hội.
Điểm chú ý liên quan đến mối quan hệ trong công ty [/su_heading]
Trong công ty, để tìm được người hợp tính với mình thì thực sự rất khó. Khi còn là sinh viên, bạn sẽ không đi chơi hay thân thiết với những người mà mình không hợp, tuy nhiên ở công ty bạn sẽ phải hòa hợp với tất cả mọi người cho dù khó như thế nào đi nữa. Không bắt buộc phải trở nên thân thiết, tuy nhiên vì sẽ có những lúc phải làm việc cùng nhau nên tốt hơn hết không nên trở thành kẻ thù của nhau.
Ngay cả khi bạn có điều gì đó bực bội, cũng không bao giờ được thể hiện một thái độ không tốt. Điều đó sẽ làm cho mối quan hệ trở nên tệ hơn.
Bạn nên làm gì trong trường hợp đó?
Theo kinh nghiệm của tôi, tốt hơn hết là bạn không nên quyết định rằng đó là một người không tốt và là người bạn không thích ngay từ ban đầu. Ngay cả khi bạn nghĩ như vậy, hãy thử tập trung và tìm kiếm những điều tốt từ họ. “Mặc dù khó nhưng tuyệt đối sẽ không mắc lỗi” “Mặc dù nổi nóng nhưng có sự tin cậy”…chắc chắn là sẽ có những điểm tốt.
Những điểm chú ý khi cùng ăn uống với đối tác
Khi bạn đi cùng với sếp của bạn và bạn không thể theo kịp những cuộc trò chuyện khó hiểu về các vấn đề như chính trị, quốc tế…tuyệt đối không được tỏ thái độ rằng bạn cảm thấy nhàm chán về chủ đề đó. Người khác sẽ nhìn ra và có ấn tượng không tốt về bạn.
Bạn phải lưu ý 3 điểm này khi nói chuyện trực tiếp với người khác:
- Khuôn mặt tươi cười (笑顔): Khi nói chuyện với người khác bạn phải luôn thể hiện gương mặt tươi cười, điều này sẽ khiến người đối diện có ấn tượng tốt về bạn.
- Nhìn vào mắt người đối diện (目を見る): điều này thông thường sẽ cho thấy rằng bạn quan tâm và đang lắng nghe lời của họ.
- Khen ngợi, ca tụng (褒める): Thật sự rất khó để khen ngợi, tuy nhiên khi bạn thể hiện những hành động hoặc lời nói trong suốt cuộc hội thoại của đối phương hoặc nói những câu như “cảm ơn, tôi đã học được rất nhiều điều”…sẽ khiến cho người khác cảm thấy vui vẻ hơn.
Trong trường hợp tiếp đãi với mục đích để tăng cường tình cảm hơn nữa. Bạn nên thử khám phá những chủ đề dễ bàn luận như sở thích, du lịch…khi đó sẽ khiến cho cuộc nói chuyện của mọi người trở nên dễ dàng hơn rất nhiều.
Điều quan trọng nhất về trang phục là “Gọn gàng, sạch sẽ”
Đối với nam giới, điều quan trọng nhất đó chính là sự gọn gàng sạch sẽ. Nếu bộ vest, áo sơ mi của bạn có nếp nhắn, vết bẩn nó sẽ mang đến cảm giác khó chịu. Đối với màu của vest thì màu xám hoặc màu xanh đậm là an toàn nhất, ai cũng có thể mặc và điều quan trọng hơn hết đó là phù hợp với cơ thể bạn. Với áo sơ mi, bạn đầu sẽ là màu trắng, tuy nhiên khi đã trở nên quen thì bạn có thể sử dụng áo sọc hoặc có màu sáng đều được. Đối vơi cà vạt, có thể sử dụng những cà vạt có sọc kẻ tuy nhiên tránh những màu sắc chói hoặc quá nổi. Đối với túi thì nên sử dụng chiếc túi đựng được máy tính cá nhân và có màu đen thì tốt nhất, dễ dàng kết hợp với nhiều loại trang phục khác.
Trang phục đơn giản của phụ nữ ở nơi làm việc
Đối với phụ nữ, trong thời gian đào tạo ban đầu thì cũng vẫn sử dụng vest, tuy nhiên khi trở về văn phòng làm việc chính thức thì có thể ăn mặc trang phục văn phòng đơn giản. Đương nhiên cũng sẽ có sự thay đổi tùy vào từng nơi làm việc khác nhau, thông thường sẽ ăn mặc những trang phục gọn gàng, sạch sẽ là được. Đương nhiên những chiếc áo trễ cổ hoặc váy quá ngắn thì sẽ là điều không nên. Có một điều đặc biệt lưu ý đó là nếu không mặc tất mà để chân trần khi mặc váy sẽ được xem là điều không nên. Ngoài ra nên tránh những màu sơn móng lòe loẹt. Nếu bạn không biết nên ăn mặc như thế nào thì hãy tham khảo những người đi trước trạc tuổi bạn.
Theo Nikkei
bình luận