6 điều được coi là cấm kỵ trong ngày Tết ở Nhật

Bạn có biết rằng có rất nhiều điều không nên làm vào 3 ngày đầu năm mới? Sau đây, LocoBee sẽ giới thiệu ý nghĩa của 6 hành vi cấm kỵ tiêu biểu vào 3 ngày đầu năm, chẳng hạn như dọn dẹp, đun lửa và đánh nhau. Hãy cùng chào đón năm mới bằng cách tìm hiểu truyền thống năm mới của Nhật Bản thông qua những điều cấm kỵ đầu năm.

Danh sách việc cần làm cuối năm và năm mới ở Nhật

 

3 ngày đầu năm là gì?

3 ngày đầu năm, trong tiếng Nhật là 三が日 – Sangahi, diễn tả ngày mùng 1 đến ngày 3 của năm mới. Đây là khoảng thời gian để chào mừng năm mới. Sau đêm giao thừa sôi động là ngày đầu năm mới. Vào ngày 1 (ngày đầu năm mới), các gia đình quây quần bên nhau để ăn mừng năm mới với Osechi. Mặc dù gần đây mọi thứ đã thay đổi, nhưng những sự kiện đặc biệt dành riêng cho năm mới vẫn được tổ chức trong 3 ngày đầu năm, chẳng hạn như đi đón năm mới, viết thư pháp và tặng quà năm mới.

Giải mã ý nghĩa của từng món trong osechi ngày Tết của người Nhật

Sự khác biệt trong ý nghĩa của 「正月」「三が日」「松の内」

Kadomatsu là “cổng thông”, 1 đồ vật linh thiêng dùng để trang trí năm mới của người Nhật.

“Sho”正 trong năm mới 「正月」 có ý nghĩa “bắt đầu hoặc thay đổi”. Nói cách khác, tháng đầu tiên của năm mới là tháng Giêng. Trong thời hiện đại, 3 ngày đầu trong năm 「三が日」thường được coi là ngày đầu năm mới. Tuy nhiên, theo các tài liệu cổ, có vẻ như trước đây cả tháng Giêng từng được coi là những ngày đầu năm mới.

Ngoài ra, “Matsunouchi” 「松の内」đề cập đến phong tục chào đón vị thần năm mới Toshigami. Nó khác nhau tùy thuộc vào khu vực bạn sống, nhưng nhìn chung, các đồ trang trí năm mới như đồ trang trí bằng cây thông (kadomatsu) được trưng bày cho đến ngày 7 tháng 1 (đôi khi vào ngày 10 hoặc 15 tùy theo khu vực).

 

Tiếp theo đây là 6 điều được coi là cấm kỵ trong ngày Tết ở Nhật Bản

Điều cấm kỵ 1: Không dọn dẹp

Vào ngày đầu năm mới, thần Toshigami đến nhà bạn và mang lại may mắn cho bạn. Sẽ không tốt nếu dọn dẹp và vứt đi những vận may đó. Do đó, vào 3 ngày này, không nên vứt rác vì nếu vứt rác thì có nghĩa là vứt bỏ vận may của bạn.

Theo nghĩa tương tự, việc dọn dẹp nhà bếp, phòng tắm và nhà vệ sinh cũng như giặt giũ cũng bị coi là xui xẻo vì chúng sẽ rửa sạch các vị thần bằng nước. Mọi công việc liên quan đến nước đều là điều cấm kỵ. Mặc dù không có cơ sở khoa học cho việc này, nhưng vẫn có một phong tục cũ là “không được phơi nệm vào ngày đầu năm”. Vì Toshigami sẽ đến vào đầu năm nên mọi người đừng bận rộn làm việc nhà mà hãy nghỉ ngơi thật tốt và chào đón năm mới nhé.

 

Điều cấm kỵ 2: Không dùng dao

Nếu bạn không sử dụng dao trong 3 ngày đầu tiên của năm, điều đó có nghĩa là bạn sẽ có thể sống 1 năm an toàn và khỏe mạnh (nếu bạn tự cắt và bị thương, bạn sẽ gặp rắc rối). Đối với một số người, việc cắt bằng dao cũng có nghĩa có nguy cơ cắt đứt những quan hệ tốt đẹp.

Vào 3 ngày đầu năm, bạn có thể ăn ozoni, osechi ryori và các món ăn khác mà bạn đã làm từ trước và nghỉ ngơi mà không cần làm bất kỳ công việc bếp núc nào. Tùy thuộc vào nơi bạn sống, có 1 số nơi quan niệm sẽ có điều xui xẻo đến nếu bạn cắt móng tay, một bộ phận trên cơ thể vì điều này có nghĩa là bạn cũng sẽ cắt đứt quan hệ với gia đình.

 

Điều cấm kỵ 3: Không dùng lửa nấu ăn

Vào 3 ngày đầu năm, không nên dùng lửa để không chọc giận “Aragami”, người được tôn thờ như thần lửa. Khi bạn dùng lửa nấu ăn, trong tiếng Nhật là 灰汁, từ này đồng âm với “あく”、có nghĩa là mang đến điều xấu. Ở những nơi sử dụng lửa, chẳng hạn như trong lò nung, có “Kojin ” (thần lửa) được tôn thờ. Nếu dùng lửa vào đầu năm mới, “thần lửa” sẽ nổi giận.

Một số nơi thì nói rằng phong tục không được dùng lửa ít nhất trong 3 ngày đầu năm để thần lửa được nghỉ ngơi.

 

Điều cấm kỵ 4: Không ăn thịt động vật đi bằng 4 chân

Động vật đi bằng 4 chân điển hình là “lợn”, “bò” và “ngựa”. Có nhiều lý do có thể giải thích cho điều này, trong đó có thể xuất phát từ giáo lý Phật giáo (cấm giết hại sinh vật), hay Hoàng đế Tenmu đã ban hành lệnh cấm các nhà sư ăn thịt. Cách đây rất lâu, thịt được tránh dùng trong osechi ryori.

Ở một số vùng có tục lệ không ăn thịt lợn, thịt bò vào năm mới, nhưng hiện nay cũng có nhiều người không còn giữ tục lệ này nữa. Hơn nữa, “gà” – động vật có 2 chân lại là một ngoại lệ, vì vậy nếu bạn lo lắng thì hãy ăn thịt gà nhé.

Yakudoshi – năm hạn của người Nhật và cách giảm bớt vận xấu

 

Điều cấm kỵ 5: Không được cãi cọ/đánh nhau

Đầu năm là lúc mọi người mong muốn một năm mới sẽ là một năm tốt lành. Trên thực tế, đánh nhau không có nghĩa là cả năm đó sẽ tồi tệ, nhưng bắt đầu năm mới bằng 1 việc không tốt không phải là cách hay.

 

Điều cấm kỵ 6: Không tiêu tiền bừa bãi

Ít nhất là vào ngày đầu năm, tốt nhất bạn chỉ nên dùng tiền vào việc cúng dường. Điều này sẽ khác nhau tùy thuộc vào phong tục của khu vực bạn sinh sống. ”Nếu bạn tiêu quá nhiều tiền vào đầu năm, bạn sẽ không thể tiết kiệm được tiền trong thời gian còn lại trong năm.” Tuy nhiên, người ta nói rằng việc cúng dường trong lần viếng thăm đền thờ đầu tiên là điều bình thường.

Điều quan trọng là nhắc nhở bản thân không chi tiêu quá mức. Suy nghĩ về cách bạn sẽ sử dụng tiền của mình và lên kế hoạch tốt cho tương lai là điều quan trọng.

Chúc bạn năm mới nhiều niềm vui!

ĐĂNG KÝ THÀNH VIÊN LOCOBEE

Tặng kèm phiếu giảm giá lên đến 3.000 yên – Mua hàng hiệu với giá cực ưu đãi!

Phiếu giảm giá tại Don Quijote: Miễn thuế 10% và giảm thêm 5%

 

Tổng hợp: LocoBee

Facebook