UNESCO đề xuất nghề nấu rượu sake của Nhật vào danh sách Di sản văn hoá phi vật thể

Ngày 4/11, Cơ quan văn hóa Nhật Bản thông báo rằng hội đồng cố vấn của UNESCO đã đề xuất đưa kiến ​​thức và kỹ năng truyền thống của Nhật Bản về sản xuất rượu sake và rượu chưng cất “shochu” vào danh sách Di sản văn hóa phi vật thể. Danh sách này dự kiến sẽ chính được thức phê duyệt vào cuối năm nay.

Rượu sake – nét đẹp trong tinh hoa ẩm thực Nhật Bản

Sau khi được Ủy ban liên chính phủ của Tổ chức Giáo dục, Khoa học và Văn hóa Liên hợp quốc chính thức thông qua tại phiên họp từ ngày 2 đến ngày 7 tháng 12 tại Asuncion, Paraguay, hạng mục này sẽ trở thành mục thứ 23 của Nhật Bản có tên trong danh sách di sản phi vật thể thế giới.

Nấu rượu sake truyền thống là một kỹ thuật cổ xưa để lên men gạo và các thành phần khác bằng cách sử dụng nấm mốc “koji”. Đây là một phương pháp sản xuất hiếm có trong đó nhiều quá trình lên men diễn ra trong một thùng chứa.

Người phát ngôn chính phủ hàng đầu của Nhật Bản, Chánh văn phòng Nội các Hayashi Yoshimasa, cho biết đề xuất này sẽ là niềm tự hào của Nhật Bản, đồng thời nói thêm rằng Nhật sẽ tiếp tục thúc đẩy ngành sản xuất này bằng cách “chia sẻ sự phong phú của lịch sử và văn hóa của Nhật với mọi người trên toàn thế giới”.

Niigata dẫn đầu về mức tiêu thụ rượu sake ở Nhật Bản

Nhiều người trong ngành cũng hoan nghênh động thái này, hy vọng sẽ thu hút sự chú ý đến các loại đồ uống truyền thống và phương pháp sản xuất của chúng tại Nhật.

“Đây là vinh dự cho ngành sản xuất rượu sake của Nhật Bản”, ông Ota Hideharu, chủ tịch 64 tuổi của Daishichi Sake Brewery, một nhà máy sản xuất rượu sake ở tỉnh Fukushima, Đông Bắc Nhật Bản, cho biết. “Tôi hy vọng mọi người sẽ tiếp tục quan tâm đến rượu sake được thế giới công nhận của Nhật Bản”.

Sudo Genuemon, người đứng đầu thứ 55 của công ty Sudohonke, thành lập từ năm 1141, tại tỉnh Ibaraki, Đông Bắc Tokyo, cho biết đề xuất này sẽ giúp “phát triển nền văn hóa truyền thống của Nhật Bản”.

Ông nói: “Tôi sẽ rất vui nếu đề xuất này giúp thu hút sự chú ý của mọi người và giúp bảo tồn ngành sản xuất rượu sake truyền thống”.

Chính phủ Nhật Bản đã đề cử nghề làm rượu sake vào danh sách UNESCO năm 2022.
Trong số các di sản phi vật thể của Nhật Bản đã được công nhận có nghệ thuật biểu diễn Noh, Kabuki và ẩm thực truyền thống Nhật Bản. Tokyo cũng muốn đưa thư pháp “shodo” vào danh sách Di sản văn hóa phi vật thể vào năm 2026 khi cơ quan của Liên Hợp Quốc tổ chức sàng lọc đề cử 2 năm 1 lần.

ĐĂNG KÝ THÀNH VIÊN LOCOBEE

Tặng kèm phiếu giảm giá lên đến 3.000 yên – Mua hàng hiệu với giá cực ưu đãi!

Phiếu giảm giá tại Don Quijote: Miễn thuế 10% và giảm thêm 5%

 

Nguồn: Mainichi

Biên tập: LocoBee

Facebook