[Nhật Bản] Đầu tư giáo dục và chất lượng học tập

Số tiền đầu tư vào giáo dục có vai trò và tác động như thế nào đến nền tảng và chất lượng giáo dục của thế hệ trẻ em Nhật Bản hiện nay. Bạn đọc hãy cùng theo dõi đến cuối bài viết để tìm được câu trả lời nhé!

 

Mức độ đầu tư của phụ huynh Nhật Bản cho giáo dục con trẻ

Vào tháng 6 năm 2024, Bộ Y tế, Lao động và Phúc lợi Nhật Bản đã công bố “Số liệu về nhân khẩu học năm 2023”. Theo đó, tổng tỷ suất sinh của một người phụ nữ thấp kỷ lục, chỉ 1,2 con/phụ nữ. Tỷ lệ sinh giảm được xem là sẽ giúp các bậc cha mẹ giảm bớt gánh nặng về chi phí học tập của con cái.

Trong bối cảnh nền kinh tế vẫn còn u ám sau thời kỳ bong bóng kinh tế, thu nhập của người đi làm không mấy dồi dào, mức tăng lương không tương xứng với chi phí sinh hoạt tăng cao, không ít gia đình vẫn đầu tư tiền bạc vào chuyện học hành của con cái, với mong muốn con mình sẽ có một cuộc sống tốt đẹp hơn.

Theo một tài liệu cũ có tựa là “Lăng kính kinh tế” được Thượng viện Nhật Bản công bố vào tháng 7 năm 2018, vì “những thay đổi trong cơ cấu tiêu dùng hộ gia đình hay sự gia tăng về chi phí giáo dục bình quân mỗi đứa trẻ tỷ lệ nghịch với sự suy giảm số lượng trẻ em” nên dù tổng chi phí dành cho giáo dục giảm theo tỷ lệ sinh nhưng chi phí giáo dục bình quân cho mỗi đứa trẻ lại tăng.

Ngoài ra, theo một khảo sát của Bộ Nội vụ và Truyền thông về chi tiêu trong các hộ gia đình có 2 lao động trở lên (không bao gồm các hộ làm nông nghiệp, lâm nghiệp và đánh bắt cá), có thể thấy chi phí giáo dục hàng tháng lần lượt trong năm 1985 và năm 2017 là:

Trong đó, số trẻ em dưới 15 tuổi vào năm 1985 là 26,04 triệu trẻ. Đến năm 2017, con số đó giảm còn 15,17 triệu trẻ. Trong 32 năm, mặc dù số trẻ em đã giảm hơn 10 triệu trẻ nhưng chi phí giáo dục hàng tháng vẫn tăng 7.000 yên. Còn theo phiên bản cập nhật của khảo sát này vào năm 2023, chi phí giáo dục hàng tháng của các hộ gia đình có 2 lao động từ trở lên là 16.838 yên, với số trẻ em dưới 15 tuổi tính đến 1/4/2023 là 14,35 triệu trẻ.

 

Chênh lệch thu nhập và ảnh hưởng đến sự phát triển của trẻ

Bên cạnh những gia đình cho con tham gia các lớp học nhằm phát hiện tài năng và phát triển sở trường của con, cũng có những gia đình không thể làm điều tương tự vì khó khăn kinh tế. Điều này dẫn đến sự chênh lệch về trải nghiệm của trẻ trước khi vào trường bao gồm âm nhạc, thể dục và ngôn ngữ. Sự chênh lệch thu nhập không chỉ ảnh hưởng đến khả năng học tập mà còn tác động đến thể lực và khả năng vận động.

Theo “Nghiên cứu thực chứng về sự chênh lệch thể lực trong hoạt động thể thao ở trẻ” được thực hiện tại các nhà trẻ, trường mẫu giáo, trường cấp 1 và trường cấp 2 công lập ở thành phố Tajimi, tỉnh Gifu. Kết quả cho thấy sự khác biệt về thu nhập của cha mẹ có thể dẫn đến sự khác biệt về thể lực và khả năng vận động của trẻ em.

Nếu lấy giá trị trung bình về thể lực và khả năng vận động là 0, có sự khác biệt rõ ràng giữa trẻ em thuộc hộ gia đình có thu nhập hàng năm dưới 4 triệu yên và trẻ em thuộc hộ gia đình có thu nhập hàng năm trên 9 triệu yên như sau:

Hộ gia đình có nhập hàng năm dưới 4 triệu yên

Hộ gia đình có nhập hàng năm từ 9 triệu yên trở lên

Sự khác biệt đã xuất hiện từ giai đoạn mầm non, trẻ em từ các gia đình có thu nhập dưới 4 triệu yên thường có kết quả dưới mức trung bình sau khi bước vào tiểu học.

 

Tiền không đảm bảo kết quả học tập toàn diện cho trẻ

Những đứa trẻ sống trong gia đình có tiềm lực tài chính sẽ thu được nhiều kinh nghiệm thông qua lớp học kỹ năng, ví dụ hoạt động dã ngoại trong kỳ nghỉ. Đương nhiên tiền không giúp có được tài năng và những kỹ năng đặc biệt. Chính vì thế phụ huynh nên quan sát để hiểu tính cách của con ngay từ khi còn nhỏ và xem điều gì là tốt cho con để hướng con đến những lớp học phù hợp.

Việc chi tiêu cho chuyện học hành của một đứa trẻ trở nên dễ dàng hơn khi ngày càng có nhiều số hộ gia đình có thu nhập kép trong bối cảnh tỷ lệ sinh giảm. Việc tích lũy nhiều trải nghiệm là điều tốt cho tương lai của trẻ, trừ một vài trường hợp sau đây:

Giả sử phụ huynh có tiềm lực kinh tế để bắt con mình học những thứ họ muốn mà không quan tâm đến động lực của con hay điều khác phù hợp với con thì cuối cùng đứa trẻ dẫu có học nhưng vẫn không “thấm” được gì. Bên cạnh đó, sẽ thật là lãng phí nếu phụ huynh không theo dõi việc học ở nhà của con mà giao phó hết trách nhiệm cho lò luyện thi. Chắc hẳn phụ huynh đã có mục tiêu rõ ràng, như là để con được phát triển thói quen học tập tốt, nâng cao kết quả học tập và có thể thi đậu vào ngôi trường con mong muốn. Nhưng nếu phụ huynh bỏ mặc việc học của con, con sẽ mất động lực.

Để tránh lãng phí tiền học hàng tháng, phụ huynh rất cần tạo động lực cho con và lựa chọn lò luyện thi phù hợp với con. Nhằm phát huy tối đa hiệu quả học tập, phụ huynh cần phải giúp con kết hợp việc học ở lò luyện thi và việc ôn tập ở nhà. Để làm được những điều này, cha mẹ phải tiếp cận con dù ở trong trường hợp nào.

Những đứa trẻ có mối quan hệ căng thẳng với cha mẹ và những đứa trẻ bị cha mẹ giao phó hoàn toàn cho các lò luyện thi thường cảm thấy cô đơn và khó khăn trong việc phát triển một cách khỏe mạnh cả về thể chất lẫn tinh thần. Chúng ta nên thường xuyên giao tiếp với trẻ và cố gắng giúp trẻ tìm được những lớp học tốt hơn.

Hệ thống giáo dục ở Nhật Bản có gì đặc biệt?

 

Lời khuyên cho các bậc cha mẹ

Phụ huynh cần biết rõ bản thân họ muốn con mình sẽ trở thành người như thế nào khi cho con học ở lò luyện thi. Mục tiêu có thể là củng cố kiến thức ở trường hay thi tuyển sinh trung học cơ sở. Nếu con rèn luyện thể thao thì mục tiêu có thể là nâng cao thể chất hoặc học cách phối hợp với đồng đội.

Phụ huynh có lẽ sẽ do dự khi nói về sự kỳ vọng của mình về việc học của con ở lò luyện thi, nhưng đây lại là điều cần thiết khi họ phải trả tiền cho một dịch vụ. Phụ huynh nên dừng lại và suy xét liệu họ có bị cuốn theo những gia đình khác xung quanh mình hay không, hoặc liệu có phải họ chỉ lo lắng cho việc thi cử của con chăng?

Hiện nay, các tổ chức chính quyền địa phương và doanh nghiệp tư nhân đang cung cấp nhiều hỗ trợ học tập và hỗ trợ hướng nghiệp. Phụ huynh đừng để con từ bỏ chỉ vì “không có tiền” mà hãy tìm ra lĩnh vực mà con có sở trường và nghiêm túc với con đường học vấn có thể phát huy những điểm mạnh đó.

Để giảm thiểu ảnh hưởng của sự khác biệt thu nhập, việc tham gia vào các hoạt động thể thao và trải nghiệm tự nhiên với mức phí thấp do chính quyền địa phương tổ chức từ khi còn nhỏ là rất quan trọng. Điều này giúp trẻ em có cơ hội và nâng cao thể lực, kinh nghiệm, từ đó giảm bớt ảnh hưởng tiêu cực từ sự khác biệt về thu nhập.

Mô hình giáo dục Waldorf trong “Totto-chan bên cửa sổ”

Để tham gia bình luận hãy đăng ký trở thành thành viên của LocoBee – Hoàn toàn miễn phí! 

ĐĂNG KÝ THÀNH VIÊN LOCOBEE

Phiếu giảm giá tại Don Quijote: Miễn thuế 10% và giảm thêm 5%

Tặng kèm phiếu giảm giá lên đến 10.000 yên – Mua hàng hiệu với giá cực ưu đãi!

 

Tổng hợp: LocoBee

Facebook