Trong năm 2023, Nhật Bản đã trục xuất 18.198 người nước ngoài do vi phạm Đạo luật Kiểm soát Xuất nhập cảnh và Công nhận Người tị nạn, tăng 7.898 người so với năm 2022. Trong đó, có 12.384 người bị phát hiện lao động trái phép. Ngoài ra, 8.024 người đã bị trục xuất theo lệnh trục xuất trong năm 2023. Có 9.197 người phải làm thủ tục xuất cảnh.
Nội dung bài viết
Người bị trục xuất
Tính theo quốc tịch/vùng lãnh thổ thì Việt Nam là quốc gia có số lượng người bị trục xuất đông nhất là 6.953 người, chiếm 38,2% tổng số
Nam | Nữ | |
Việt Nam | 5667 | 1286 |
Thái Lan | 1486 | 1685 |
Trung Quốc | 1313 | 746 |
Campuchia | 702 | 331 |
Indonesia | 745 | 175 |
Philippin | 464 | 450 |
Đơn vị: người
Trong số những người nước ngoài phải làm thủ tục trục xuất thì:
- 16.949 người ở lại quá hạn bất hợp pháp
- 168 người nhập cư bất hợp pháp
- 175 người tham gia vào các hoạt động khác ngoài phạm vi cho phép
Tính theo tình trạng cư trú của người nước ngoài phải làm thủ tục trục xuất thì:
- Cư trú ngắn hạn: 7.616 người
- Thực tập kỹ năng: 3.746 người
- Hoạt động đặc định: 3.383 người
- Du học: 783 người
- Định trú: 369 người
Chỉ riêng 5 tình trạng cư trú trên đã chiếm 87,4% tổng số người vi phạm luật nhập cư trong năm 2023.
Lao động bất hợp pháp
Trong số người nước ngoài phải làm thủ tục trục xuất, có 12.384 người bị phát hiện lao động trái phép, chiếm 68,1% tổng số.
Nam | Nữ | |
Việt Nam | 4.608 | 922 |
Thái Lan | 1.332 | 1.359 |
Trung Quốc | 844 | 471 |
Indonesia | 687 | 142 |
Campuchia | 486 | 185 |
Philippin | 272 | 223 |
Đơn vị: người
Lao động bất hợp pháp đến từ 35 quốc gia và khu vực, chủ yếu từ các nước châu Á. Trong đó Việt Nam có số lượng đông nhất với 5.530 người, chiếm 44,7% tổng số lao động bất hợp pháp. Tiếp theo là Thái Lan, Trung Quốc, Indonesia và Campuchia. 5 quốc gia này chiếm 89,1% tổng số.
Theo giới tính:
- 8.928 nam giới chiếm 72,1%
- 3.456 nữ giới chiếm 27,9%
Xét về độ tuổi:
- Người trong độ tuổi 20 chiếm nhiều nhất với 4.896 người, chiếm 39,5
- Người ở độ tuổi 30 có 4.805 người, chiếm 38,8%
- Người ở độ tuổi 40 có 1.876 người, chiếm 15,1%
Tính theo địa điểm:
- Vùng Kanto (Tokyo, Ibaraki, Chiba, Kanagawa, Saitama, Gunma, Tochigi) có 8.983 người, chiếm 72,5%
- Vùng Chubu (Aichi, Shizuoka, Gifu, Nagano, Toyama, Yamanashi, Fukui, Niigata, Ishikawa) có 1.662 người, chiếm 13,4 %
Theo loại công việc:
Nam | Nữ | |
Công nhân xây dựng | 3.126 | – |
Công nhân nông nghiệp | 2.290 | 1.776 |
Công nhân lao động khác | 1.346 | – |
Qua phân tích cho thấy người Việt Nam phân tán không tập trung ở vùng/tỉnh cụ thể. Trong khi Trung Quốc và Thái Lan nằm trong khu vực Kanto khu vực, hầu hết trong số này đã được xác nhận ở tỉnh Ibaraki và Chiba.
Nhật Bản được phép trục xuất người bị từ chối đơn xin tị nạn nhiều lần
Trả tự do tạm thời
Đây là hệ thống được xác định khi cần có những cân nhắc nhân đạo, chẳng hạn như điều trị y tế vì lý do sức khỏe hoặc khi không có khả năng hồi hương nhanh chóng do các trường hợp như xin công nhận người tị nạn hoặc nộp đơn kiện hành chính. Cá nhân được phép làm việc với những điều kiện nhất định, chẳng hạn như cấm làm việc hoặc hạn chế phạm vi hoạt động.
Tính đến cuối năm 2023, có 2.929 người đã được trả tự do tạm thời sau khi nhận được lệnh trục xuất, giảm 462 người so với cuối năm 2022. Thổ Nhĩ Kỳ có số lượng lớn nhất là 738 người, chiếm 25,2% tổng số người phải chịu lệnh trục xuất và trả tự do tạm thời.
* Số liệu từ Cục quản lí Xuất nhập cảnh và Lưu trú Nhật Bản
Câu chuyện của người thực sinh Việt bị trục xuất khỏi Nhật
Bạn nghĩ thế nào về vấn đề này? Hãy cho LocoBee biết ngay dưới phần bình luận nhé!
Để tham gia bình luận hãy đăng ký trở thành thành viên của LocoBee – Hoàn toàn miễn phí!
Phiếu giảm giá tại Don Quijote: Miễn thuế 10% và giảm thêm 5%
Tặng kèm phiếu giảm giá lên đến 10.000 yên – Mua hàng hiệu với giá cực ưu đãi!
Tổng hợp: LocoBee