Dân số người nước ngoài ở Nhật tăng liên tục trong 3 thập kỉ qua
Theo Cơ Quan Dịch Vụ Di Trú, số lượng cư dân nước ngoài tại Nhật Bản vào cuối năm 2022 đã tăng 11,4% so với một năm trước đó, đạt mức cao kỷ lục 3.075.213. Tờ báo uy tín Mainichi Shimbun đã thực hiện tìm hiểu bối cảnh và triển vọng của vấn đề với chuyên gia nghiên cứu dân số Yu Korekawa thuộc Viện nghiên cứu an sinh xã hội và dân số quốc gia.
Mainichi (M): Vào những năm 1990, Trung Quốc tụt hậu so với quốc gia có nhiều người di cư nhất ở Nhật Bản là Hàn Quốc. Theo sau những quốc gia này là số lượng nhập cư từ Brazil và Philippines ngày càng tăng.
Korekawa (K): Chính sách nhập cư đã thay đổi rất nhiều vào những năm 90. Sau Thế chiến thứ hai, phần lớn cư dân nước ngoài tại Nhật Bản có nguồn gốc từ Bán đảo Triều Tiên, nhưng việc sửa đổi Đạo luật Nhập cư năm 1989 đã cho phép nhiều quốc tịch khác nhau cư trú tại đây với mục đích làm việc. Năm 1993, hệ thống thực tập sinh kỹ thuật cũng đã được đưa vào.
Ngoài ra còn có rất nhiều người nhập cư dựa trên mối quan hệ với gia đình và xã hội Nhật Bản, chẳng hạn như những người đến Nhật Bản với tư cách là vợ/chồng của một người Nhật Bản, cùng với các nghệ sĩ giải trí từ Philippines và những người gốc Nhật từ Peru và Brazil. Họ cư trú ở 3 khu vực đô thị lớn là Tokyo, Aichi và Osaka, cộng với các khu công nghiệp ở vùng Tokai (miền Trung Nhật Bản) và vùng Kanto phía Bắc (miền Đông Nhật Bản).
M: Vào giữa những năm 2000, Trung Quốc đã vượt qua Hàn Quốc. Trong khi đó, lượng nhập cư từ Philippines đã ngừng tăng lên và số lượng từ Brazil và Peru bắt đầu giảm.
K: Nhập cư từ Trung Quốc bắt đầu gia tăng trên một số lĩnh vực, chẳng hạn như sinh viên, thực tập sinh kỹ và chuyên gia. Trong khi đó, tình trạng nhập cư theo diện gia đình bắt đầu giảm sút vào cuối những năm 2000. Việc sàng lọc chặt chẽ hơn đối với thị thực cư trú của vợ/chồng hoặc con của Nhật Bản vào năm 2006 đã khiến những người từ Philippines vào Nhật Bản khó khăn hơn. Sau khi chính phủ hỗ trợ người Peru gốc Nhật và người Brazil gốc Nhật trở về nước sau cuộc khủng hoảng tài chính toàn cầu năm 2008, hơn 20.000 người đã rời khỏi Nhật Bản.
M: Nhập cư từ Việt Nam đột ngột tăng mạnh vào những năm 2010, vượt qua Philippines, Brazil và Hàn Quốc để trở thành quốc gia có người dân nhập cư chỉ đứng sau Trung Quốc.
K: Khi tình trạng thiếu lao động trên toàn quốc ngày càng trầm trọng, dân số nước ngoài đã tăng lên ngay cả ở các khu vực nông thôn. Đây là thời kỳ mà các học viên kỹ thuật từ Việt Nam hỗ trợ hoạt động nông nghiệp, sản xuất và các ngành công nghiệp khác. Có nhiều thành phố nơi thực tập sinh kỹ thuật chiếm gần một nửa số cư dân nước ngoài. Việc điều chỉnh và cập nhật hệ thống thực tập sinh kỹ thuật vào năm 2017 cho phép thực tập sinh ở lại Nhật Bản lâu hơn cũng được cho là một yếu tố liên quan.
M: Ngoài Việt Nam, Nepal và Indonesia cũng tương đối nổi bật.
K: Những năm 2010 cũng chứng kiến sự đa dạng hóa đột ngột của các quốc gia góp phần vào việc nhập cư vào Nhật Bản. Chủ yếu vì lý do kinh tế, ngày càng có nhiều người có được tư cách lưu trú mà bất kỳ ai đáp ứng các tiêu chí nhất định có thể đạt được, chẳng hạn như “Kỹ sư, Chuyên gia về nhân văn hoặc dịch vụ quốc tế”, thực tập sinh kỹ năng hoặc thị thực sinh viên.
M: Tình hình như thế nào kể từ khi đại dịch COVID-19 xuất hiện vào năm 2020?
K: Với việc đóng cửa biên giới và không cho phép nhập cảnh mới, những thực tập sinh kỹ thuật không thể trở về nước sẽ được cung cấp các hoạt động được chỉ định, công nhân lành nghề được chỉ định và các thị thực khác để ở lại Nhật Bản. Khi đại dịch dịu bớt, các thực tập sinh kỹ thuật lại bắt đầu nhập cảnh vào nước này với tốc độ “tên lửa”.
Vào cuối tháng 12 năm 2022, cư dân nước ngoài tại Nhật Bản lần đầu tiên vượt quá mức 3 triệu người, đạt mức cao mới khoảng 3,075 triệu người. Số lượng dân nhập cư đang gia tăng từ Indonesia, Philippines và các nước khác, không chỉ Việt Nam. Trong thời gian tới, sự tăng trưởng này dự kiến sẽ còn tiếp tục.
Khách Việt Nam đến Nhật Bản du lịch trong năm 2023 đạt mức kỉ lục
Tổng hợp: LocoBee
bình luận