Đàn ông trung niên Nhật Bản có học vấn cao vẫn khó tìm việc làm

Phải chăng những người đàn ông có học thức cao đều thành công? Câu trả lời là không.

Có người phải sống khổ sở chỉ với 100.000 yên mỗi tháng. Có người gánh trên vai khoản nợ 10 triệu yên và phải bỏ học tiến sĩ, để rồi bị cuốn vào các vụ án lừa đảo qua điện thoại hay trộm cắp trong cửa hàng. Có người phụ thuộc vào phụ nữ về mặt tài chính sau khi rời trường luật. Có người từ nước ngoài trở về và không quen với cuộc sống ở Nhật Bản. Có người thất nghiệp dù đã chi trả tới 20 triệu yên cho việc học.

Tuy những người đàn ông “học cao” được cho là dễ tìm việc, nhưng ví dụ trên lại khác xa với suy nghĩ của nhiều người trong xã hội. Vậy sự thật là gì?

 

Mối quan hệ giữa trình độ học vấn và tỷ lệ thất nghiệp ở Nhật Bản

Phương pháp xác định tỷ lệ thất nghiệp tại Nhật là:

Tỷ lệ thất nghiệp = Số người thất nghiệp/Tổng số người lao động x 100%

Theo Cục Thống kê Bộ Nội vụ và Truyền thông Nhật Bản, một người bị xem là hoàn toàn thất nghiệp khi có đủ 3 yếu tố sau:

Trong trường hợp một người không có việc làm nhưng cũng không có ý muốn tìm việc thì không bị xem là hoàn toàn thất nghiệp.

Tỷ lệ thất nghiệp vào 2022 đã được cải thiện, dù rằng nó giảm không đáng kể so với giai đoạn 2009-2010. Tuy nhiên, nếu so với thời điểm 2019, tỷ lệ thất nghiệp của nhóm người ở trình độ đại học và sau đại học đã tăng lên, trong khi tỷ lệ thất nghiệp của nhóm người được đào tạo ở các trường nghề và cao đẳng kỹ thuật gần như không thay đổi. Còn nếu nhìn vào bức tranh tổng thể, nhóm người dừng lại ở trình độ tiểu học, trung học cơ sở và trung học phổ thông có tỷ lệ thất nghiệp cao. Trong khi đó, nhóm người có trình độ cao đẳng nghề, cao đẳng kỹ thuật, đại học và sau đại học có tỷ lệ thất nghiệp thấp.

Trong khảo sát cũng có đề cập đến tỷ lệ thất nghiệp của nam giới và nữ giới. Theo đó, tỷ lệ thất nghiệp ở nam giới nhìn chung cao hơn. Trong khi mức độ cải thiện tỷ lệ thất nghiệp ở nữ giới cao hơn nam giới.

Trợ cấp thất nghiệp ở Nhật: Kiến thức tổng quan

 

Nhận thức của người Nhật về việc tự chịu trách nhiệm với bản thân

Đối với vài người, quyết định học cao học đã khiến họ rẽ hướng sang một con đường đầy chông gai. Không hiếm người nói về lý do dẫn đến quyết định này không phải là điều gì quá lớn lao như “thay đổi thế giới”, mà là vì họ muốn ngăn chặn một số việc không hay xảy ra trong cuộc đời mình, ví dụ việc bỏ lỡ cơ hội việc làm hay việc trượt kỳ thi tuyển dụng. Đây là lý do không mấy tốt đẹp có thể khiến họ nhận về sự chỉ trích của xã hội. Nhưng trong nhóm người vừa học cao học vừa làm công việc nghiên cứu, có những người chọn ở lại trường đại học vì họ chưa sẵn sàng bước ra xã hội để trở thành nhân viên văn phòng hay đi làm nói chung.

Trường hợp của anh Kuriyama Satoru là một ví dụ. Anh sống nhờ vào công việc bán thời gian trong khi phải gánh trên vai khoản nợ 10 triệu yên – số tiền anh dành cho việc học tại nhiều trường đại học hàng đầu. Điều đó khiến anh trở thành tâm điểm chỉ trích. Anh đã gia nhập một hội nhóm với mong muốn nó sẽ giúp anh vượt qua khó khăn, nhưng một nhà hoạt động xã hội có tầm ảnh hưởng trong nhóm lại chỉ trích việc anh lệ thuộc vào gia đình đến mức không cần lo nghĩ về chuyện cơm áo. Cũng theo nhà hoạt động xã hội nổi tiếng dù không có bằng cấp này, anh Kuriyama vẫn có đủ cơ hội và thời gian để trải nghiệm cuộc sống sau đại học nhưng anh đã không làm thế.

Tỉ lệ thất nghiệp tại Nhật tháng 6 năm 2022

 

Sự hạn chế trong tư duy và kỹ năng làm việc

Anh Komuro Kei, chồng của cựu công chúa Mako, từng bị chế giễu là kẻ “ngồi mát ăn bát vàng” của hoàng gia Nhật Bản, cho đến khi anh vượt qua kỳ thi sát hạch trong ngành luật tại Mỹ (Bar Examination) sau 3 lần cố gắng. Có thể nói, anh Komuro Kei là người có tinh thần thép khi phải chịu đựng áp lực dư luận để thành công vượt qua kỳ thi khốc liệt đó.

Còn phần đông những người đàn ông lớn tuổi có học thức cao nhưng vẫn khó tìm việc thì tỏ ra không thích phụ nữ can dự vào việc của mình. Tuy nhiên, cơ hội tìm kiếm việc làm của những người này sẽ ngày càng giảm khi tuổi càng cao. Những người đàn ông có học thức cao nhưng khó tìm việc, đặc biệt khi họ đã ở tuổi trung niên rất dễ sống trong cô độc vì cha mẹ họ đã già mà họ lại không có bạn bè hay người yêu để nương tựa. Họ dường như không có lối thoát.

Lý do các công ty không thích đối tượng trên là vì họ không những không thể phụ giúp các công việc chân tay mà khả năng giao tiếp và xử lý công việc của họ cũng kém. Có những người còn tự ý tiến hành công việc mà không hỏi ý kiến của ai. Ngoài những khuyết điểm đó, họ có thể sẽ quá lời khi chỉ trích lỗi lầm của người khác. Bên cạnh đó, những người sống bất ổn về giờ giấc sẽ không thể tập trung tốt dù họ là những người có học thức cao. Những người có học thức cao nhưng khó tìm việc còn bị đánh giá là thiếu động lực làm việc.

Trợ cấp thất nghiệp ở Nhật: Điều kiện – Thời gian – Số tiền trợ cấp

Bạn nghĩ thế nào về vấn đề này? Hãy cho LocoBee biết ngay dưới phần bình luận nhé! 

Để tham gia bình luận hãy đăng ký trở thành thành viên của LocoBee – Hoàn toàn miễn phí! 

ĐĂNG KÝ THÀNH VIÊN LOCOBEE

 

Tổng hợp: LocoBee

Facebook