Quyền truy cập vào dữ liệu thiết bị điện tử sau khi một người qua đời

Khi một người qua đời, điều gì sẽ xảy ra với tất cả các thông tin cá nhân trên điện thoại thông minh và máy tính của họ?

Những thiết bị điện tử giờ đây rất cần thiết cho cuộc sống hàng ngày, chúng không chỉ lưu trữ những bức ảnh đáng nhớ, thông tin liên lạc của bạn bè và các tài khoản mạng xã hội mà còn cả thông tin về các sản phẩm tài chính trực tuyến và các dữ liệu quan trọng khác. Trong một số trường hợp, tang quyến không thể lấy lại “di sản kỹ thuật số” của người đã khuất hoặc thậm chí không biết các thiết bị này chứa những gì.

 

Nghệ thuật sắp xếp cuối đời để gia đình biết ơn bạn

Vào tháng 7, Hisashi Naito, tác giả của cuốn sách “Kazoku ni Kansha Sareru Shukatsu Seirijutsu” (tạm dịch “Nghệ thuật sắp xếp cuối đời để gia đình biết ơn bạn”), người điều hành một doanh nghiệp sắp xếp đồ đạc của người quá cố sau khi họ qua đời ở thành phố Saitama, đã được một người đàn ông khoảng 70 tuổi gọi đến căn hộ của ông ấy ở Tokyo. Ngôi nhà nhỏ chứa hơn 10 máy tính và màn hình. Em trai khoảng 60 tuổi của người đàn ông này đã từng sống ở đó. Ông ấy đã không gặp em trai mình hơn 20 năm và không biết anh ta làm công việc gì cũng không có chỗ nào trong phòng ghi lại bất kỳ mật khẩu đăng nhập nào.

Khi Naito hỏi một chuyên gia, anh được biết chi phí phân tích mật khẩu sẽ vào khoảng 500.000 yên (khoảng 9 triệu đồng). Những tài sản kỹ thuật số mà mọi người để lại bao gồm dữ liệu như ảnh và tài liệu, tài khoản mạng xã hội, tài khoản ngân hàng và chứng khoán trực tuyến, đăng ký nhạc và video.

Ông Naito cho biết “Có những người từ bỏ việc phân tích mật khẩu vì tốn thời gian và tiền bạc nhưng mọi người nên cẩn trọng về  “tài sản vô hình” mà ngay cả các thành viên khác trong gia đình cũng không biết. Nếu giá trị của các sản phẩm tài chính trực tuyến giảm hoặc nếu các khoản thanh toán tiếp tục diễn ra thì nó có thể gây ra bất hòa giữa các thành viên còn sống trong gia đình.

Bảng xếp hạng mật khẩu dễ lộ của người Nhật năm 2021

Điều này đã dẫn đến sự xuất hiện của các dịch vụ “Tài sản kỹ thuật số cuối đời”. “Digital Keeper”, một ứng dụng được ra mắt vào tháng 6 bởi Digital Kinko-1 công ty có trụ sở tại thành phố Chigasaki, tỉnh Kanagawa. Họ cung cấp một dịch vụ gửi “thông báo kế thừa tài sản kỹ thuật số” cho những người được chỉ định thông tin đăng nhập điện thoại thông minh và các thông tin đăng nhập khác sẽ được sử dụng trong trường hợp khách hàng qua đời. Thay vì lưu trữ dữ liệu từ thiết bị, ứng dụng giữ lại mật khẩu và ID để truy cập dữ liệu đó. Phí dịch vụ là 330 yên mỗi tháng, bao gồm cả thuế.

Mỗi tuần, người đăng ký nhận được email hỏi “Bạn có khỏe không?” Nếu không có phản hồi thì email tương tự sẽ được gửi trong 3 ngày liên tiếp và nếu vẫn không có phản hồi thì ngày thứ 4, thông báo sẽ được gửi tự động đến người được chỉ định.

 

Tiếng nói từ chuyên gia

Chủ tịch của Digital Kinko, Yuji Yamaguchi, nhận xét: “Lúc đầu, chúng tôi dự kiến khách hàng mục tiêu là ​​những người dùng lớn tuổi hơn nhưng nhiều thành viên của chúng tôi ở độ tuổi 30 và 40. Nó đang được sử dụng bởi các thế hệ có bảo hiểm tài sản giáo dục và các tài sản thế chấp”. Công ty tin rằng dịch vụ của họ đang thu hút sự quan tâm từ các thế hệ có thể sử dụng thiết bị kỹ thuật số.

Năm ngoái, Apple Inc. đã ra mắt dịch vụ cho một số thiết bị và dòng máy cho phép người dùng thêm “Liên hệ kế thừa” – một người có thể truy cập vào dữ liệu trong tài khoản của người dùng sau khi họ qua đời. Để gửi yêu cầu truy cập sau khi người dùng qua đời, người nhận thừa kế cần đưa ra giấy chứng tử của người dùng và cung cấp các thông tin khác.

Anh Atsushi Iseda, một luật sư, đại diện của Hiệp hội lập kế hoạch cuối đời kỹ thuật số Nhật Bản, nhận xét, “Nhiều dịch vụ internet yêu cầu ID và mật khẩu và mặc dù điều này rất hữu ích trong việc xác minh danh tính của người đó, tuy nhiên, điều kiện là người dùng còn sống. ”

Anh Iseda đề xuất hành động mà mọi người có thể thực hiện trong 5 giây là viết mật khẩu điện thoại và máy tính của họ xuống một mảnh giấy nhỏ và cất chúng trong ví của họ hoặc một nơi khác mà các thành viên trong gia đình chắc chắn sẽ tìm thấy sau khi họ qua đời.

“Nếu có thể đăng nhập thì điều gì đó biết đâu có thể được giải quyết. Tôi khuyến khích mọi người làm điều này ngay lập tức”, anh Iseda nói.

Tổng hợp văn hoá tang lễ Nhật Bản

 

Nguồn: The Mainichi

Biên tập LocoBee

Facebook